Theo NASA, 7 giờ 20 phút sáng 25-12 theo giờ miền Đông, tức 19 giờ 20 phút tối ngày 25-12 theo giờ Việt Nam, kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỉ USD đã rời Trái Đất.
Khoảnh khắc NASA rời Trái Đất - Ảnh: NASA
Lúc 7 giờ 30, nó đã tách thành công giai đoạn chính của tên lửa đẩy và tách xong giai đoạn trên vào 7 giờ 48 phút. Lúc 7 giờ 56 phút, kính viễn vọng đã triển khai thành công mảng năng lượng Mặt Trời, thứ sẽ giúp nó hoạt động bền vững suốt sứ mệnh.
Theo tờ BBC, siêu kính viễn vọng này được đẩy lên bầu trời bởi một tên lửa Ariane từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp. Chuyến bay lên quỹ đạo của nó dự kiến chỉ kéo dài dưới nửa giờ, với một tín hiệu xác nhận kết quả thành công sẽ được đón ở Kenya.
Ảnh đồ họa mô tả James Webb khi được triển khai thành công - Ảnh: NASA
James Webb, được đặt theo tên một trong những kiến trúc sư của tàu Apollo đổ bộ lên Mặt trăng, là thiết bị kế thừa của kính viễn vọng Hubble. Các kỹ sư làm việc với các cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada đã xây dựng thiết bị quan sát này có sức mạnh gấp 100 lần so với Hubble.
"Webb là một sứ mệnh phi thường. Đó là một ví dụ sáng giá về những gì chúng ta có thể đạt được khi ước mơ lớn. Chúng ta luôn biết rằng dự án này sẽ là một nỗ lực đầy rủi ro. Nhưng tất nhiên, khi bạn muốn có một phần thưởng lớn, bạn thường phải chấp nhận rủi ro lớn" - Tổng Giám đốc NASA Bill Nelson nói trước khi cất cánh.
James Webb khi còn tở trên mặt đất, với tấm gương vàng được gấp gọn để chuẩn bị phóng - Ảnh: NASA
Thứ làm nên sức mạnh của NASA là một tấm gương vàng kỳ lạ rộng tới 6,5 m, gấp 3 lần so với gương phản xạ chính của Hubble. Thiết bị quang học rộng này cộng với 4 thiết bị quan sát siêu nhạy khác sẽ giúp các nhà thiên văn học nhìn sâu hơn vào không gian, quan sát được vùng vũ trụ xa hơn cả về không lẫn thời gian.
Với sức mạnh quan sát cực mạnh, James Webb cũng nhận nhiệm vụ thám sát bầu khí quyển của nhiều ngoại hành tinh được Hubble và các kính viễn vọng khác tìm thấy trước đây, từ đó tìm ra những bằng chứng rõ ràng hơn về khả năng tồn tại sự sống của các hành tinh đó.
Bình luận (0)