xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuốc Việt từ thảo dược

Bài và ảnh: ĐỨC HUY

Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, đa dạng và nền y học cổ truyền có từ lâu đời. Gần đây, các nhà khoa học trong nước đã thực hiện nhiều nghiên cứu để bào chế các sản phẩm thuốc từ thảo dược

Theo Cục Quản lý dược, hiện nay, hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu. Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 là từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc, bảo đảm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc đông y chiếm 40%. Thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu dược học đáng chú ý.

Tin vui cho người bệnh tim mạch, đái tháo đường 

Thạc sĩ Dương Thị Mộng Ngọc và nhóm cộng sự ở Trung tâm Sâm - Dược liệu TPHCM vừa hoàn tất đề tài sản xuất, nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) bằng thảo dược có trong nước, gồm: hoa hòe, rễ dừa cạn, mã đề, câu đằng, rễ ngưu tất, muồng trâu, vông nem, râu ngô.
img
Sản phẩm thuốc bổ sung chất selen từ sinh khối tảo spirulina do dược sĩ Lê Văn Lăng nghiên cứu, sản xuất

Nhóm nghiên cứu của thạc sĩ Dương Thị Mộng Ngọc đã điều chế các dược liệu nói trên thành dạng cao chiết và sản xuất ra chế phẩm có tên Ruvintat. Chế phẩm này đã sản xuất được 1,2 triệu viên nang ở quy mô pilot. Chất lượng viên nang Ruvintat đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM thẩm định đạt yêu cầu. Viên nang Ruvintat được khảo sát đạt chất lượng ổn định trong điều kiện tự nhiên 12 tháng.

Thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy chế phẩm Ruvintat có tác dụng làm hạ huyết áp (ở người bệnh cao huyết áp độ 1), hạ cholesterol toàn phần sau 2 tuần điều trị. Thạc sĩ Dương Thị Mộng Ngọc cho biết rối loạn chuyển hóa lipid là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…

Nghiên cứu vừa hoàn tất về sản xuất thuốc bổ sung chất selen từ sinh khối tảo spirulina của thạc sĩ – dược sĩ Lê Văn Lăng, Trường Đại học Y Dược TPHCM, cũng có thể xem là một tin vui cho những người bị bệnh đái tháo đường (tuýp 2). Theo dược sĩ Lê Văn Lăng, viên nang có tên là Selen được bào chế từ nguyên liệu sinh khối tảo spirulina giàu selen hữu cơ. Chất lượng của sinh khối spirulina giàu selen hữu cơ đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM công nhận bảo đảm tiêu chuẩn nguyên liệu dược dụng theo quy định của Bộ Y tế. Viên nang Selen cũng đã được sản xuất 3 lô pilot đạt chất lượng, độ ổn định theo các quy định của Dược điển Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu của dược sĩ Lê Văn Lăng cũng đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng, kết quả bước đầu rất khả quan: Ở người bình thường và người bị bệnh đái tháo đường (tuýp 2) đều không thấy có sự thay đổi về các thông số chức năng gan, thận, đường huyết (không có biểu hiện gây độc tính bất thường cho người sử dụng thuốc). Đáng chú ý là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của selen trong máu người dùng thuốc đã được ghi nhận: Giúp tăng hoạt tính của các men chống ôxy hóa làm thay đổi phần lớn các chỉ số sinh hóa có lợi cho cơ thể.

Thêm nhiều loại thuốc giá trị

Một nghiên cứu mới đây cũng hứa hẹn mở ra triển vọng cho dòng sản phẩm thuốc kháng viêm từ nguyên liệu là cây bình vôi (hiện có rất nhiều tại vùng núi tỉnh An Giang). Thạc sĩ Mã Chí Thành, Khoa Dược Trường Đại học Y Dược TPHCM - tác giả của đề tài nghiên cứu này, cho biết vừa hoàn tất việc nghiên cứu khảo sát định tính thành phần hóa học của cây bình vôi. Bước đầu, nghiên cứu xác định củ cây bình vôi có thể làm nguyên liệu để tổng hợp sản xuất thuốc kháng viêm.

Theo thạc sĩ Mã Chí Thành, cây bình vôi ở trong nước rất phong phú và có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những tác dụng chữa bệnh khác nhau. Trong thời gian qua, bình vôi chỉ mới được sử dụng ở dạng thuốc nam trong việc trị các bệnh đau đầu, mất ngủ, kiết lỵ, đau dạ dày…

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Ngọc Hạnh, kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh và nhóm cộng sự ở Viện Công nghệ Hóa học - Trung tâm Nghiên cứu sản xuất dược liệu miền Trung cũng vừa nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất các loại cao từ các dược liệu như diệp hạ châu, giá đậu nành, bạch tật lê, khổ qua, xuyên tâm liên, gừng. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần tiêu chuẩn hóa, định lượng được các hoạt chất, qua đó nâng cao chất lượng dược liệu và thuốc sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước.      

PGS-TS Nguyễn Ngọc Hạnh cho biết nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện các nội dung kỹ thuật chính và đã được chuyển giao cho một số công ty dược trong nước (đạt tiêu chuẩn GMP-WHO) ứng dụng sản xuất các loại thuốc trị bệnh viêm gan, tăng cường chức năng gan (diệp hạ châu, Hamega…), trị ho (Tragutan, Bronzonie…), cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa…

15 đề tài sẽ được hỗ trợ để thương mại hóa trong năm nay, trong đó có “viên nang Selen” của dược sĩ Lê Văn Lăng, “chế phẩm Ruvintat” của thạc sĩ Dương Thị Mộng Ngọc, “Cao dược liệu” của PGS-TS Nguyễn Ngọc Hạnh và kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo