xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm thấy chiếc quần 3.000 tuổi ở Tân Cương

L. Thoa (Theo Tech Time)

(NLĐO) – Các nhà khảo cổ Đức cho biết chiếc quần dài được khai quật trong ngôi mộ ở Trung Quốc có thể là mặc hàng may vá cổ xưa nhất từng được phát hiện.

 

Quần dài 3 mảnh bằng len được khai quật từ ngôi mộ cổ ở Tân Cương. Ảnh: Viện Khảo cổ Đức

Quần dài 3 mảnh bằng len được khai quật từ ngôi mộ cổ ở Tân Cương. Ảnh: Viện Khảo cổ Đức

Bằng chứng về việc con người đã sử dụng quần rất sớm được phát hiện trong một nghĩa địa cổ ở lòng chảo Tarim, khu vực Tân Cương. Những chiếc quần được ghép từ ba phần vải len độc lập, hai mảnh hình chữ nhật tạo thành phần chân, mảnh còn lại ghép thành đáy quần. Mỗi chiếc quần đều có một thắt lưng được tết thành chuỗi.

Chiếc quần có niên đại 3.000 năm được tìm thấy trên phần hài cốt còn sót lại trong nghĩa địa Yanghai của hai người đàn ông được cho là làm nghề chăn nuôi hay chiến binh chết ở tuổi 40. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Viện Khảo cổ Đức ở Berlin nghiêng về giả thuyết họ là những chiến binh trên yên ngựa hơn do chiếc quần có thể được thiết kế để hỗ trợ cho việc cưỡi ngựa.

“Cùng với các dụng cụ cưỡi ngựa, vũ khí cũng như hàng hóa được chôn trong hai ngôi mộ, kết quả chúng tôi khẳng định thêm các giả thuyết trước đây cho rằng việc phát minh quần hai ống liên quan đến thời kỳ cưỡi ngựa, chiến tranh trên lưng ngựa và cần tính lưu động cao”, hai nhà nghiên cứu Mayke Wagner và Irike Beck viết trên Tạp chí Quaternary International. Hàng hóa được chôn trong ngôi mộ cổ cùng chiếc quần là thiết bị cưỡi ngựa bằng gỗ, một chiếc rìu, một cây cung và một chiếc roi.

Các nhà nghiên cứu cho biết trước khi ngựa trở thành phương tiện giao thông chính thời kỳ đó, hầu hết mọi người đều mặt áo choàng hoặc váy. Như vậy, nghĩa là trong thời gian dài, người cổ xưa đã mặc váy cưỡi ngựa trong tình trạng khó chịu và kích ứng da trước khi sáng tạo ra chiếc quần.

Các nhà khoa học nói rằng đáy quần rộng, phần đáy, giữa hai chân của cặp quần không ma sát trong thời gian dài khẳng định thêm giả thuyết chiếc quần dùng để cưỡi ngựa, không phù hợp đi bộ đường dài. Mặc khác, mức độ chỉnh sửa trong cặp quần - không cắt gọt mà được dệt riêng cho từng người – cho thấy sản phẩm này đã qua thời gian dài hoàn thiện nhằm trang bị cho những người đàn ông Yanghai. Viện Khảo cổ Đức ở Berlin cho biết điều thú vị là những mẫu quần này tương tự như quần cưỡi ngựa hiện đại.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo