Ngôi sao kim loại cách chúng ta khoảng 2.000 năm ánh sáng, đang lao với tốc độ 2 triệu dặm/giờ (tương đương 3,2 triệu km/giờ) về phía rìa thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.
Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư JJ Hermes từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston, ngôi sao đặc biệt mang tên LP 40-365, thật ra là một phần còn sót lại sau một vụ nổ sao lùn trắng khổng lồ.
Hai ngôi sao lùn trắng "nuốt nhau" - Ảnh đồ họa từ Caltech
SciTech Daily dẫn lời các tác giả: "Ngôi sao này di chuyển nhanh đến mức chắc chắn nó sẽ rời khỏi thiên hà". Để "đào thoát" khỏi thiên hà chứa Trái Đất Milky Way to lớn và có lực hấp dẫn cực mạnh, ngôi sao ấy đã nhận được một cú bắn không thể tưởng tượng từ vụ nổ sao.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là kết quả của một cặp đôi sao lùn trắng "ngấu nghiến" nhau kịch liệt. Sao lùn trắng vốn là "hài cốt" của một ngôi sao lớn như Mặt Trời của chúng ta. Vào cuối đời, ngôi sao bùng lên thành sao khổng lồ đỏ, sau đó dần co lại thành sao lùn trắng vì cạn năng lượng. Tuy vật, phần lõi nhỏ bé này vẫn mang một sức mạnh kỳ lạ, đủ sức hút vật chất rất mạnh từ thiên thể nào không may đồng hành với nó.
Nhiều cặp đôi trong đó một trong 2 là sao lùn trắng, đóng vai trò là "ma cà rồng" hút vật chất từ bạn đồng hành, đã được phát hiện. Nhưng cũng có thể 2 bên đều là sao lùn trắng, kẻ mạnh hơn sẽ làm ma cà rồng. Nhưng dù kết quả thế nào, việc hút vật chất này sẽ khiến cả 2 cùng phát nổ. Một vụ nổ như vậy đã sinh ra LP 40-365.
Các nhà khoa học vẫn đang quan sát tiếp hành trình "đào thoát" khỏi thiên hà chứa Trái Đất của ngôi sao kỳ lạ. Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal Letters.
Bình luận (0)