Đầu tiên Vương đem vẩy cá về rửa sạch rồi đem ngâm vào enzyme protease. Dưới tác dụng của loại enzyme này, màu đen bẩn và mùi tanh ở vẩy cá đều được tẩy sạch, cho ra những chiếc vẩy cá trong suốt. Sau khi đem phơi khô, Vương nhuộm màu cho những chiếc vẩy này. Công đoạn cuối cùng là kết thành các sản phẩm thủ công. Phù hợp nhất để làm các sản phẩm nói trên là vẩy cá điêu hồng, cá lóc, cá chép.
Hoa hồng làm từ vẩy cá điêu hồng. Ảnh: T.V
Vương cho biết enzyme protease có tính chất phù hợp để xử lý vẩy cá do chính Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tạo ra từ một loại nấm và cung cấp cho các sinh viên sử dụng để nghiên cứu. Với enzyme này, thời gian tẩy mùi và màu cho vẩy cá rất nhanh, chỉ khoảng 10 phút, lại không hề gây độc hại và chi phí rất rẻ, khoảng 5.000 đồng/kg vẩy cá.
Theo TS Nguyễn Phú Hòa, người hướng dẫn Vương, kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng để tận dụng nguồn phế phẩm thủy sản tạo ra những sản phẩm độc đáo và giúp bảo vệ môi trường.
Bình luận (0)