xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vệ tinh F-1 của Việt Nam dự kiến được thả từ trạm ISS ngày 4-10

Chánh Trung

(NLĐO) - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, việc thử nghiệm thả các vệ tinh nhỏ từ trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bằng cánh tay robot sẽ được tiến hành vào ngày 4-10.

img
Mô phỏng quá trình thả vệ tinh F-1 của Việt Nam

Trước đó, kế hoạch này đã bị hoãn lại, do trục trặc của tàu vận tải ATV-3 khi rời khỏi trạm ISS vào ngày 27-9.

Thử nghiệm này nhằm tăng cường hiệu năng sử dụng trạm ISS như một bệ phóng đưa các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo. Nếu thành công, đây sẽ là dấu mốc quan trọng, khi lần đầu tiên vệ tinh nhỏ được thả khỏi trạm ISS bằng cánh tay robot, mở ra con đường mới lên quỹ đạo cho các vệ tinh nhỏ bên cạnh việc đi cùng các vệ tinh lớn hơn trên tên lửa đẩy. Tuy nhiên, kế hoạch trên có thể bị thay đổi tùy theo tình hình trên trạm ISS.

Có 5 vệ tinh được lựa chọn tham gia thử nghiệm lần này và được đặt trong 2 ống phóng. Sự kiện này dự kiến được truyền hình trực tiếp tại các trang web của JAXA và NASA.

Theo kế hoạch, vào ngày 4-10, lúc 21h35 (giờ Hà Nội), vệ tinh We Wish và Raiko được thả ra từ cơ cấu phóng số 1, phi hành gia Akihiko Hoshide điều khiển cánh tay robot. Đến 22h35, ba vệ tinh nhỏ là TechEdSat, F-1 và FITSAT-1 sẽ được lần lượt thả ra từ cơ cấu phóng số 2, trạm mặt đất JAXA điều khiển cánh tay robot.

Với tốc độ dự kiến 5cm/s sau khi được thả ra, F-1 phải chờ tối thiểu 30 phút mới bắt đầu thực hiện các công việc đầu tiên trong nhiệm vụ của mình như bung ăngten, phát tín hiệu beacon… để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên trạm ISS.

Quỹ đạo ban đầu của F-1 sẽ giống quỹ đạo của trạm ISS, với các thông số chính: Độ cao trung bình 416 km (cận điểm 404 km, viễn điểm 428 km so với trái đất), nghiêng 51,6o so với mặt phẳng xích đạo, vận tốc trung bình 7,7 km/s, chu kỳ quay 93 phút/vòng quanh trái đất.

Dự án chế tạo vệ tinh F-1 được khởi động từ 4 năm trước, nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của FPT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Vũ trụ Quốc tế (IAF), Văn phòng các vấn đề vũ trụ Liên hợp quốc (UNOOSA) cũng như nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo