xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VN sản xuất thành công máy bay siêu nhẹ VAM-2

Bài và ảnh: Nhất Phương

Đầu tháng 3-2007, một hội đồng gồm nhiều cán bộ khoa học và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay siêu nhẹ thứ hai (VAM-2) do Hội Cơ học Việt Nam chủ trì chế tạo. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Cơ hội sáng tạo cho các nhà khoa học

Tháng 11-2003, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký công văn số 55/TB-VPCP giao cho Hội Cơ học Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới chủ trì tổ chức chế tạo thử máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi.

Để chuẩn bị cho sự ra đời của một chiếc máy bay siêu nhẹ “made in Việt Nam”, Hội Cơ học phải trải qua bước cải hoán chiếc máy bay siêu nhẹ VAM – 1 của Canada. VAM – 1 được thay đổi khoảng 20% để phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam gồm cán đáp, bộ điều khiển. Khi bay thử tại sân bay Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai) vào ngày 18-12-2005, VAM – 1 bay ở độ cao trên 1.000 m và được hội đồng bay thử đánh giá cao. Với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Đây là cơ hội để lực lượng khoa học trong nước thể hiện khả năng sáng tạo của mình vì hàng không là ngành rất mới ở nước ta.

Lái máy bay cũng đơn giản

Theo giáo sư Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, Hội Cơ học đã tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TPHCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế máy bay

VAM– 2 dựa trên mô hình máy bay siêu nhẹ ở các nước. Bên cạnh đó, Hội Cơ học cũng hợp đồng với Công ty Chế tạo mô hình máy bay Hòa Bình để chế tạo phần cánh, đuôi, thân, động cơ, chong chóng... Trước đó, anh Phạm Duy Long, thành viên CLB Dù lượn VietWings, sang Canada học lái máy bay và công nghệ hàng không nhẹ để chuẩn bị cho việc đưa những chiếc máy bay siêu nhẹ của Việt Nam lên bầu trời.

img
Mô hình VAM-2

Hội Cơ học đã đầu tư nhiều công sức và kinh phí để cho ra đời VAM – 2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng 200 m là có thể trở thành bãi đáp cho VAM – 2. Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng cho biết đây là máy bay siêu nhẹ chỉ dành cho 2 người nên việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy.

Sản xuất hàng loạt: Bao giờ?

“Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 đợi bao lâu thì chúng tôi chưa biết”. đó là ý kiến của giáo sư Nguyễn Xuân Hùng khi nói về khó khăn trong việc hoàn tất VAM - 2. Hiện Hội Cơ học đang đợi thủ tục bay thử từ nhiều ban ngành như Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Công an...

Mặc dù với những khó khăn còn trước mắt, những người đã dồn tâm huyết cho chiếc máy bay siêu nhẹ đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam vẫn mong muốn chiếc máy bay 2 chỗ ngồi sẽ được sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Nói về tính ứng dụng của máy bay siêu nhẹ, giáo sư Hùng cho biết: “Nếu việc thử nghiệm thành công và máy bay tư nhân được cho phép sử dụng ở nước ta thì việc giao thông sẽ trở nên thuận tiện hơn nhiều. Đặc biệt VAM – 2 có thể sử dụng cho việc cấp cứu, đây là chuyện đã trở nên phổ biến ở các nước trên thế giới”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo