Các thiết bị số như đồng hồ thông minh và các vòng đeo tay đo sức khỏe đang được ưa chuộng với con số bán hàng hơn 19 triệu thiết bị trong năm 2015 vừa qua. Các thiết bị này có thể đo lường các chỉ số nhịp tim, hoạt động thể chất, nhiệt độ và thậm chí chỉ số của não bộ.
Nghiên cứu nói rằng các thiết bị này được quảng cáo sẽ giúp người dùng cải thiện sức khỏe và tập thể dục nhiều hơn nhưng hầu hết các nhà sản xuất không cung cấp được bằng chứng xác thực chứng minh tính hiệu quả của sản phẩm, đặc biệt là tính hiệu quả lâu dài.
Nghiên cứu này cũng công bố khoảng 1/3 người dùng ngưng sử dụng sản phẩm sau 6 tháng và ½ người dùng ngưng sau 1 năm. Minh chứng cho tính hiệu quả của sản phẩm chỉ là giai thoai và rất ít bằng chứng khoa học cho thấy sức khỏe của người dùng được cải thiện.
Trong khi nhà sản xuất tuyên bố những thiết bị này có thể có ích cho các bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân tim mạch, thì nghiên cứu này chứng minh những giải pháp đó hiện tại vẫn ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các nhà nghiên cứu nói: “Độ tin cậy của những thiết bị đeo tay đo chỉ số sức khỏe rất đáng quan tâm. Một số so sánh giữa các thiết bị đeo tay theo dõi hoạt động thể chất cho thấy độ chính xác giữa các thiết bị cũng khác nhau rất nhiều, có thể chênh nhau đến 25%”
Ngoài ra, các thông tin cá nhân của người sử dụng được thu thập và truyền về cho nhà sản xuất, và có khi còn được bán lại cho một bên thứ ba.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những thiết bị này cần được kiểm định và tiêu chuẩn hóa để đảm bảo chúng có thể trở thành một trong những thiết bị để chăm sóc sức khỏe cần thiết của thế kỷ này.
Bình luận (0)