Sử dụng một kỹ thuật phức tạp và kính viễn vọng không gian Hubble của NASA, một nhóm nghiên cứu thiên văn đa quốc gia đã "giải cứu" thành công một thiên hà 11 tỉ năm tuổi khỏi một chuẩn tinh nằm giữa nhóm thiên hà Stephan’s Quintet.
Thay vì quan sát ánh sáng từ thứ mà các nhà khoa học gọi là "vương quốc cổ đại" này phát ra, họ đã quan sát ánh sáng mà nó hấp thụ.
Nhóm thiên hà Stephan’s Quintet còn sở hữu một thiên hà ẩn mình khác, gần Trái đất hơn bạn bè - Ảnh: NASA/ESA/Hubble SM4 ERO Team
Thiên hà này vốn không quá xa địa cầu và nằm trong tầm quan sát dễ dàng của Hubble. Nhưng tất cả đã bị cản trở bởi một chuẩn tinh. Chuẩn tinh vốn một lỗ đen, nhưng nhờ việc nuốt vật chất nhiệt tình, năng lượng tỏa ra từ những thứ nó tàn sát đã tạo ra một vùng sáng rực rỡ như sao.
Vì vậy, nhìn từ Trái đất, nó trông như một ngôi sao, nhưng thực tế không phải.
Theo Live Science, vùng sáng lóa mắt của lỗ đen quái vật này đã khiến thiên hà cổ đại mà các nhà khoa học tìm kiếm bị "nuốt chửng". Giống như cách một ngọn đèn pha quá sáng làm chúng ta khó lòng thấy được gì bên cạnh, phía sau và thậm chí phía trước nó.
Thế nhưng đối với thiên hà, nó vẫn có thể gửi tín hiệu đến người Trái đất bằng cách biến chuẩn tinh thành màu đỏ. Đó tất nhiên không phải tín hiệu từ một nền văn minh, mà từ một quá trình tự nhiên: Bụi sao từ thiên hà đã hấp thụ ánh sáng xanh từ chuẩn tinh, chừa lại ánh sáng đỏ.
Do đó, với một cách quan sát "ngược đời", các nhà khoa học đã tìm thấy nó.
Theo TS Lise Christensen, thành viên nhóm nghiên cứu trừ Trung tâm Bình minh vũ trụ (NBI - Đan Mạch), các đặc điểm mà họ nhìn thấy trong "vương quốc cổ đại" đó cho thấy nhiều yếu tố tương tự với thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân hà).
Thiên hà cổ đại này dường như còn một "bản sao", gần hơn, nhỏ hơn nhưng lại là phiên bản sáng. Thiên hà thứ hai dường như đang hình thành sao cực nhanh, ở gần thiên hà chính đến nỗi có thể chúng là một cặp đôi có ràng buộc hấp dẫn.
Hai thiên hà này có thể là mô hình thu nhỏ của nhóm thiên hà bao gồm Milky Way, một thiên hà "quái vật" có tương tác hấp dẫn với các thiên hà vệ tinh.
Quan trọng nhất, việc xác định một thế giới 11 tỉ năm tuổi vô cùng quý giá, vì nó cho phép các nhà khoa học nhìn vào buổi bình minh của vũ trụ. Vũ trụ của chúng ta khoảng 13,8 tỉ năm tuổi, tức "vương quốc" này đã ra đời sau vụ nổ Big Bang chỉ gần 3 tỉ năm.
Bình luận (0)