xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không đổi tên tòa án tỉnh huyện, cho ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Văn Duẩn - Huy Thanh

(NLĐO) - Sáng 24-6, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Về đổi mới Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (khoản 1 Điều 4), do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội bằng phiếu.

Không đổi tên tòa án tỉnh huyện, cho ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa- Ảnh 1.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Phạm Thắng

Phương án 1: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện; Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm. Kết quả không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số đại biểu tán thành.

Sau khi xin ý kiến các vị đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết TAND tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số đại biểu Quốc hội đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện như Luật hiện hành.

Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng quy định của dự thảo Luật về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện là phù hợp.

Về TAND sơ thẩm chuyên biệt (điểm đ khoản 1 Điều 4; mục 5 Chương IV), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt như dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với việc thành lập các vụ tại TAND cấp cao trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra (điểm d khoản 1 Điều 51), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết việc thành lập các vụ tại TAND cấp cao là nâng cấp một số đơn vị cấp phòng để phù hợp với tính chất, số lượng công việc mà các đơn vị này đang đảm nhiệm. Điều này nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị tham mưu. Vì vậy, việc thành lập các vụ trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra là cần thiết.

Về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, dự thảo luật đã được chỉnh lý cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án TAND tối cao quy định chi tiết.

Ngoài ra, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý các nội dung cụ thể khác như đã nêu trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật. Sau khi tiếp thu, hoàn thiện, dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm có 9 chương với 152 Điều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo