xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể phủ nhận thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam

TRỊNH MINH GIANG

Phản bác các quan điểm sai trái về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là một việc quan trọng để bảo vệ những thành tựu về quyền con người ở nước ta

Mặc dù thành tựu nhân quyền Việt Nam đã được nhiều nước và tổ chức trên thế giới đánh giá cao nhưng đâu đó một số tổ chức, cá nhân có thành kiến hoặc dụng ý xấu không ngừng xuyên tạc sự thật, ra sức phủ nhận.

Bảo vệ quyền con người

Thời gian qua, một số tổ chức quốc tế cáo buộc Việt Nam "vi phạm quyền tự do ngôn luận", "hạn chế báo chí hoạt động", "trừng phạt nhà báo"...

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp QuốcẢnh: TTXVN

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.Ảnh: TTXVN

Có tổ chức dùng các tiêu chí sai lệch và thiên kiến để xếp hạng báo chí Việt Nam ở vị trí rất thấp dù bị dư luận tiến bộ phản đối. Một trong những luận điểm mà họ cho rằng Việt Nam kiểm soát báo chí thì thực ra đó là điều tất cả các quốc gia đều thực hiện, không phải là sự cấm đoán quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà là biện pháp bảo đảm thông tin chính xác và không bị lợi dụng để gây rối loạn xã hội.

Việt Nam hiện có hàng ngàn trang web, mạng xã hội; hàng chục triệu người tham gia nhiều mạng xã hội xuyên quốc gia, cho phép công dân tiếp cận thông tin đa dạng. Người dân có rất nhiều kênh để bày tỏ quan điểm, chính kiến về rất nhiều vấn đề miễn không xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục...

Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền về giáo dục, y tế và phát triển kinh tế. Các thành tựu về phát triển bền vững, giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống của người dân cho thấy môi trường nhân quyền đang ngày càng được nâng cao.

Chẳng hạn, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng đáng kể trong các năm qua, từ một quốc gia nghèo đói sau chiến tranh đến một quốc gia có nền kinh tế phát triển với mức thu nhập trung bình khá và không ngừng được cải thiện. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là một minh chứng rõ ràng về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ với mức tăng từ 122 USD của năm 1990 lên hơn 4.600 USD vào năm 2024, tức tăng khoảng 38 lần trong 34 năm. Báo cáo năm 2023 của chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp hạng chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng từ thứ 115 lên 107, xếp trong nhóm có HDI cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam thực hiện những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế, với tỉ lệ tử vong trẻ em giảm mạnh, tuổi thọ trung bình tăng và các dịch vụ y tế ngày càng cải thiện. Hệ thống giáo dục đạt những tiến bộ rõ rệt với tỉ lệ biết chữ cao và học sinh liên tục đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Tỉ lệ hộ tiếp cận điện luôn có xu hướng tăng và đạt 99,5% vào năm 2022 với khoảng cách giữa thành thị - nông thôn thu hẹp đáng kể, từ mức chênh lệch 1,3% xuống 0,1% trong giai đoạn 2018 - 2022.

Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của công dân và thực hiện quyền tự do tôn giáo theo các cam kết quốc tế.

Hiến pháp và các quy định pháp luật của Việt Nam nêu rõ quan điểm: mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật…

Việt Nam có 16 tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận, 43 tổ chức tôn giáo; hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam); trên 27 triệu tín đồ; có hơn 54.000 chức sắc, 144.000 chức việc và hơn 30.000 cơ sở thờ tự. Tất cả tôn giáo đều có sự phát triển và việc hành đạo được bảo đảm tự do trong khuôn khổ của pháp luật và tập quán xã hội. Hiện với khoảng 50.700 cơ sở tín ngưỡng thì có hơn 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.

Việt Nam có những chính sách và biện pháp tích cực để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số. Chính phủ đã thực hiện những dự án phát triển kinh tế, giáo dục và văn hóa nhằm nâng cao đời sống của các nhóm dân tộc này, đồng thời bảo đảm quyền tự do ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của đồng bào các dân tộc. Người các dân tộc thiểu số có quyền tham gia vào những hoạt động chính trị và xã hội. Các quyền lợi về giáo dục, y tế và phát triển kinh tế cho những dân tộc thiểu số đều được tôn trọng và bảo đảm.

Việt Nam nghiêm túc thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) mà nước ta là thành viên, trong đó đã tích cực luật hóa các quy định trong Công ước thành quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, sắc tộc... 

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Hiện bên cạnh Hiến pháp năm 2013, Việt Nam còn có 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều liên quan đến công tác dân tộc; 188 chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc. Đặc biệt, các chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số như chương trình xóa đói giảm nghèo và chương trình phát triển nông thôn, đã giúp các dân tộc thiểu số cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Có thể nói, Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh và trật tự trong khuôn khổ pháp luật, không chỉ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện thực tế của người dân Việt Nam mà còn phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Điều đó giải thích vì sao Việt Nam đã 2 lần trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025), đồng thời được nhiều nước ủng hộ để tái cử nhiệm kỳ 2026 - 2028.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo