xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?

Đức Nghĩa

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Trị đã xác định 5 vùng trọng tâm khi áp thấp nhiệt đới/bão đổ bộ (cấp độ 3), đồng thời xây dựng phương án sơ tán dân để ứng phó

Chiều 18-9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã có  báo cáo tình hình triển khai công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và mưa lớn trên địa bàn.

Theo đó, trong 24 giờ qua, trên địa bàn Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Đập thủy điện La Tó 71,2 mm; A Vao 58 mm (huyện Đakrông); Thuỷ văn Đông Hà 50,2 mm...

Dự báo từ ngày 18 đến 20-9, ở khu vực Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250 mm, có nơi trên 350 mm; các huyện Hướng Hóa, Đakrông lượng mưa phổ biến từ 120-220 mm, có nơi trên 300 mm.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 1.

Tổ chức rào chắn, chốt trực tại khu vực nguy hiểm ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hà Phong

Căn cứ đặc điểm địa hình, diễn biến của áp thấp nhiệt đới và dự báo hoàn lưu gây mưa lớn áp dụng phương án ứng phó khi áp thấp nhiệt đới/bão đổ bộ (cấp độ 3) địa bàn, tỉnh Quảng Trị chia thành 5 vùng trọng tâm, gồm: 

Vùng trực tiếp ảnh hưởng bão, nước biển dâng thuộc các huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ.

Vùng ngập sâutrên các lưu vực sông Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải, Hiếu, Sê Pôn; vùng lũ quét ở Hướng Hoá, Đakrông, gò đồi ở Cam Lộ. 

Vùng sụt lún, sạt lở đất ở Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hoá; vùng ngập cục bộ ở Hướng Hoá, Đakrông, Cam Lộ.

Nước ngập nhiều ngầm tràn qua suối ở huyện Đakrông

Về phương án sơ tán dân tránh áp thấp nhiệt đới/bão cấp độ 3: Số lượng người dự kiến cần sơ tán tránh bão của 4 huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ là 9.509 hộ với 29.957 người. Trong đó, ưu tiên phương án di dời khẩn cấp 1.471 hộ với 4.411 nhân khẩu bị ảnh hưởng của các xã ven biển thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và huyện đảo Cồn Cỏ. 

Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên báo động 3: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 14.012 hộ với 53.159 nhân khẩu. Trong đó, huyện Vĩnh Linh: 623 hộ/1.850 nhân khẩu; huyện Gio Linh: 832 hộ/3.005 nhân khẩu; huyện Cam Lộ: 1.110 hộ/3.588 nhân khẩu; thị xã Quảng Trị: 944 hộ/3.132 nhân khẩu; huyện Triệu Phong: 3.060 hộ/13.320 nhân khẩu; huyện Hải Lăng: 1.452 hộ/4.564 nhân khẩu; TP Đông Hà: 1.217 hộ/4.455 nhân khẩu; huyện Đakrông: 1.185 hộ/4.850 nhân khẩu; huyện Hướng Hóa: 3.589 hộ/14.395 nhân khẩu.

Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên báo động 3+1m: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 20.011 hộ với 71.643 nhân khẩu;

Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên lũ lịch sử: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 27.934 hộ với 103.993 nhân khẩu tại các huyện, thị xã, TP nêu trên.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 2.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 3.

Đến chiều 18-9, có 2.270 tàu thuyền/ 5.971 ngư dân của tỉnh Quảng Trị đã vào bờ và neo đậu an toàn tại các khu tránh trú bão

Kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra lũ quét: Tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 2.393 hộ/9.683 nhân khẩu tại 36 xã thuộc 5 huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và TP Đông Hà. 

Trong ngày 18-9, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị có mưa to với lượng mưa phổ biến 90-120mm làm ngập các tràn Tà Rụt - A Ngo, tràn 15Đ từ 0,3-0,5m. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương liên quan đã cử lực lượng rào chắn, chốt trực.

Kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra sạt lở đất: Tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 1.295 hộ/5.924 nhân khẩu tại 27 xã thuộc 4 huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh.

Ngoài ra, để chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến bão, mưa lũ kéo dài, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, rà soát công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở cấp cơ sở, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt; đề nghị người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày...

Chiều 18-9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các ngành chức năng ĐÃ đi kiểm tra công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4 tại Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Nam Cửa Việt và Cảng cá Cửa Việt.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 4.

Ông Hà Sỹ Đồng kiểm tra, chỉ đạo phòng chống áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4

Đến nay, 2.270 tàu thuyền/5.971 ngư dân của tỉnh đã vào bờ và neo đậu an toàn tại các bến. Tàu thuyền ngoại tỉnh đang neo đậu trên địa bàn là 72 chiếc/513 ngư dân.

Sau khi kiểm tra thực tế, ông Hà Sỹ Đồng yêu cầu các địa phương, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm đếm, quản lý chặt chẽ, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền hợp lý, đảm bảo an toàn; rà soát, vận hành khoa học, đảm bảo an toàn công trình, hồ đập thủy lợi; hoàn thiện phương án ứng phó sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở vùng cao; ngập lụt vùng thấp trũng.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 5.

Lực lượng biên phòng Quảng Trị hỗ trợ ngư dân đưa ngư lưới cụ lên bờ tránh bão

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống nguy hiểm xảy ra; bố trí lực lượng để bảo vệ tài sản của những hộ đã di dời; tổ chức lực lượng túc trực 24/24 giờ, bố trí vật tư, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, khu vực xung yếu để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão lũ; cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra...

Người dân Huế đưa ô tô đến chỗ cao phòng ngập lụt

Chiều 18-9, trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn, người dân nhiều khu vực tại TP Huế đã đưa ô tô đến các điểm cao ráo để đề phòng bị ngập lụt.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 6.

Hàng loạt ô tô ở các vùng thấp trũng tìm tới chỗ cao ráo đậu tránh ngập.

Tại khu vực đường Tố Hữu, công viên quảng trường và những điểm cao có rất nhiều ô tô đến đỗ. Trong khi đó, khu đô thị Phú Xuân City Huế ở phường Xuân Phú, TP Huế, gần khu hành chính công tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng cho phép người dân đưa ô tô đến đậu.

Đây là khu đô thị với cốt nền cao, hạ tầng giao thông được quy hoạch đồng bộ để đảm bảo không bị ngập úng do lũ lụt và mưa bão gây ra.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 7.

Ô tô của người dân đỗ ở chỗ cao khu vực đường Tố Hữu, đoạn quảng trường khu hành chính công tỉnh.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 8.

Nhiều ô tô đã đến đậu nơi cao ráo

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ ngày 18 đến 21-9, tại tỉnh này có mưa to, mưa rất to và rải rác có dông.

Mưa cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều tối 18 đến trưa 20-9. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-300mm, có nơi trên 450mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn là cấp 1.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 9.

Người dân chọn phương án đỗ xe chỗ cao ráo, đảm bảo an toàn, không bị ngập lụt như năm 2023.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 10.

Nhiều ô tô đến đậu.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 11.

Những chủ nhân đến sớm.

Ứng phó bão số 4, Quảng Trị sơ tán dân tránh lũ quét, sạt lở thế nào?- Ảnh 12.

Khu đô thị Phú Xuân City Huế có cốt nền cao, người dân đậu đỗ xe an toàn, không sợ ngập lụt.

Dự báo mưa lớn có khả năng gây lũ lụt, lũ quét và sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà... Cần chủ động đề phòng mưa với cường độ trên 70mm/giờ và trên 120mm/3 giờ có nguy cơ gây ra ngập, ngập lụt ở vùng thấp trũng thuộc hạ lưu các sông nhỏ trong tỉnh; ngập úng đô thị và những nơi có hệ thống thoát nước kém ở các huyện, thị xã và TP Huế.

Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhThừa Thiên - Huế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu với 380 cán bộ, chiên sĩ/28 phương tiện tàu, ô tô…

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền; sẵn sàng phương án di dời, sơ tán dân trong các trường hợp thiên tai. Trong đó, để đối phó với bão, 16.349 hộ/52.186 người sẽ di dời; trường hợp lũ lụt là 14.445 hộ/50.165 người; lũ quét, sạt lở đất là 3.743 hộ/13.615 người; đối phó nước dâng do bão là 13.311 hộ/41.139 người...

Quang Nhật


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo