xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy

Văn Duẩn - Minh Chiến

(NLĐO) - Ngày 18-2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành quy trình kiện toàn nhân sự; cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Quốc hội

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy- Ảnh 1.

Quốc hội kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Chương trình kỳ họp,, trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội họp riêng về Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); công tác nhân sự.

Quốc hội thảo luận tại Đoàn về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); nội dung về công tác nhân sự.

Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm: Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội và Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); sau đó, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết nêu trên.

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự kỳ họp

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Theo thông cáo của Tổng thư ký Quốc hội, vào chiều 17-2, Quốc hội họp riêng và nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình về cơ cấu tổ chức, cơ cấu số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trong tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV, gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Trong đó, Chính phủ sẽ thành lập 6 bộ mới trên cơ sở hợp nhất.

Như vậy, khối Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay. Cụ thể:

Bộ Tài chính thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Kế hoạch đầu tư và lấy tên Bộ Tài chính.

Bộ Xây dựng thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ Nông nghiệp - Môi trường thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập trên cơ sở hợp nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Nội vụ thành lập trên cơ sở hợp nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Bộ Dân tộc - Tôn giáo thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc hiện nay và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.

Ngoài các bộ mới, cơ cấu tổ chức Chính phủ sẽ duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ, gồm: Bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, 5 Phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (Thường trực); Trần Hồng Hà; Lê Thành Long; Hồ Đức Phớc; Bùi Thanh Sơn (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao).

Các Bộ trưởng gồm: ông Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; ông Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công ban; bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (đã được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM); Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (đã được điều động, phân công, chỉ định giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương); ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người đứng đầu cơ quan ngang bộ gồm: Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (đã được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang); bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Đoàn Hồng Phong, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Quốc hội giảm 4 ủy ban, nâng cấp 2 ban

Theo kế hoạch sắp xếp, tinh gọn, cơ quan của Quốc hội giảm 4 ủy ban, nâng cấp 2 ban. Các cơ quan dự kiến gồm: Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.

Ủy ban Đối ngoại kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Ủy ban Quốc phòng - An ninh, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc phòng - An ninh đổi tên thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại. Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp sáp nhập thành Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách thành Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thành Ủy ban Văn hóa - Xã hội.

Hai cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu được nâng cấp thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội, Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội.

Thường vụ Quốc hội hiện gồm 18 thành viên, với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; 4 Phó chủ tịch Quốc hội gồm các ông, bà: Nguyễn Đức Hải; Nguyễn Khắc Định; Trần Quang Phương và Nguyễn Thị Thanh.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm; Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng.

Buổi chiều 18-2, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác nhân sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo