xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Air Mekong ngừng bay

Bài và ảnh: TÔ HÀ

Hãng hàng không tư nhân Air Mekong phải tạm ngừng bay từ ngày 28-2 để tái cơ cấu sau khi kinh doanh không hiệu quả

Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ngày 19-2 cho biết cơ quan này đã chấp thuận cho Air Mekong ngừng bay sau ngày 28-2 để thực hiện tái cơ cấu theo như đề xuất của hãng.
 
img

Phòng chờ của Air Mekong tại sân bay Buôn Ma Thuột

Chi phí cao, lợi nhuận thấp

Ông Võ Huy Cường cũng cho biết Cục Hàng không Việt Nam đã  yêu cầu Air Mekong báo cáo công nợ. Trước đó, ngày 17-1, Air Mekong báo cáo đã cơ bản thanh toán hết các khoản nợ lớn, các khoản còn lại đều có bảo lãnh ngân hàng. Do có kế hoạch từ trước nên việc tạm ngừng bay của Air Mekong không làm xáo trộn hoạt động vận tải hàng không.

Air Mekong cho biết từ nay đến hết ngày 28-2, hãng vẫn hoạt động bình thường để phục vụ hành khách theo dịch vụ đã cung cấp, bảo đảm quyền lợi của hành khách đã mua vé. Đối với đại lý, nếu có yêu cầu nhận lại tiền đặt cọc cũng sẽ được đáp ứng.

Sở dĩ Air Mekong phải tạm ngừng khai thác sau hơn 2 năm cất cánh là do hãng hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu do sự bất hợp lý ở phương tiện khai thác và bộ máy nhân sự.

Air Mekong là hãng hàng không duy nhất ở Việt Nam khai thác loại máy bay thương mại Bombardier CRJ900 có 90 chỗ do Canada sản xuất. Theo nhận định ban đầu của hãng, loại máy bay này có thể đem lại hiệu quả cao nhờ tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với đường bay ngắn. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy Air Mekong phải tốn nhiều chi phí bảo dưỡng hơn so với hãng khác vì không sử dụng được dịch vụ bảo dưỡng, cung cấp vật tư tại chỗ. Lợi nhuận thu được cũng ít hơn vì số vé tối đa bán được cho mỗi chuyến bay cũng quá ít so với các chuyến bay của hãng khác với loại máy bay lớn hơn nhiều.

Bên cạnh đó, bộ máy nhân sự của Air Mekong cũng cần có sự thay đổi để phù hợp với quản trị của một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không.

Cứ bay là lỗ?

Việc Air Mekong phải tạm dừng bay sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng và tác động ngay đến uy tín, thương hiệu của hãng, bất kể tạm dừng bay 1 tháng hay nhiều tháng. Nhưng Air Mekong không phải là hãng hàng không duy nhất đang phải lùi một bước để sửa chữa sai lầm trong chiến lược đầu tư.  Mới đây, Jetstar Pacific đã trả máy bay Boeing 737-400 cũ trước thời hạn để chuyển sang dòng Airbus A320 mới và thân lớn hơn. Việc phá hợp đồng này khiến hãng mất thêm 10 triệu USD nhưng vẫn phải làm để hy vọng tiết giảm chi phí khai thác, từ đó giảm giá vé, nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm nay, hãng chấp nhận vẫn giữ nguyên hoạt động ở quy mô 5 máy bay để giảm lỗ, chưa hy vọng có lãi.  Kém may mắn hơn, 2 hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines và Trãi Thiên (hãng vận tải hàng hóa) đã phá sản vì thua lỗ sau khi đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng.

Một lãnh đạo hãng hàng không khẳng định hệ thống đường bay nội địa năm nay chưa thể cân đối được với giá bán và chi phí đầu vào, dù các hãng đã rất nỗ lực tiết giảm các chi phí có thể. Riêng chi phí xăng dầu đã chiếm tới 40% tổng chi phí khai thác. Ở thị trường nội địa, tất cả các hãng hàng không hiện nay đang duy trì tình trạng xây dựng thị trường và lỗ, coi như vẫn đang ở giai đoạn đầu tư.

Từ các sự kiện này, giới kinh doanh hàng không đã đúc kết bài học: “Kinh doanh hàng không trở thành triệu phú rất nhanh, với điều kiện trước đó mình là tỉ phú”.
 

Chưa rõ khi nào bay trở lại

Air Mekong là hãng hàng không tư nhân chính thức tham gia thị trường từ tháng 10-2010 với đội bay gồm 4 chiếc Bombardier CRJ900, tập trung khai thác các đường bay biển đảo, Tây Nguyên. Từ giữa năm 2012, tình hình tài chính khó khăn của hãng đã bộc lộ khi chậm thanh toán, nợ nần các đối tác cung cấp dịch vụ khác, đặc biệt là xăng dầu.

Từ ngày 1-3, Air Mekong sẽ trả đội máy bay cho các nhà cung cấp để tìm loại máy bay thay thế, dự kiến là Airbus 320 hoặc Boeing 737. Tuy hãng chưa báo cáo cụ thể về thời gian hoạt động trở lại song các chuyên gia trong ngành dự báo Air Mekong có thể phải vắng mặt trên thị trường khá lâu vì đàm phán thuê máy bay là cả một quá trình. Hãng chỉ được cấp chứng chỉ nhà khai thác cho máy bay thương mại Bombardier CRJ900, nếu đổi phương tiện khai thác phải xin cấp lại cả chứng chỉ, thuê đội lái mới, thuê tổ chức bảo dưỡng… Nếu hãng chuyển sang khai thác đội bay Airbus 320 thì thuận lợi hơn so với Boeing 737 vì các hãng hàng không Việt Nam đã không còn sử dụng loại máy bay này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo