"Để bán hàng qua mạng, các đơn vị đều phải đầu tư rất nhiều, chỉ cần một đơn hàng giao không đúng, bị "tố" trên báo chí, mạng xã hội thì phải rất lâu mới vực lại kinh doanh nên hiện nay các đơn vị đều phải có chính sách hậu mãi, không phải "hàng mua rồi miễn đổi trả" như trước. Người tiêu dùng thậm chí có thể trả hàng khi không hài lòng, không cần là hàng kém chất lượng" - ông Dũng nói.
Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử, tính đến năm 2022, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Các ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng, đời sống là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Phân khúc giá 200.000 - 500.000 đồng dễ "chốt đơn" nhất trên tất cả các sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm trực tiếp.
Bình luận (0)