Dự thảo này đang trong quá trình hoàn thiện, trình Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, dự thảo sẽ bổ sung các quy định pháp lý để làm căn cứ quản lý, giám sát và thu thuế hoạt động kinh doanh qua mạng đối với cá nhân, doanh nghiệp.
Theo đề án này, cá nhân bán hàng qua Facebook sẽ phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công Thương, cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) để làm căn cứ kê khai, nộp thuế. Cơ chế đăng ký qua mạng cụ thể sẽ do 3 bộ Tài chính, Khoa học - Công nghệ, Thông tin và Truyền thông trao đổi, thống nhất.
Đối với quản lý thuế trong các giao dịch của doanh nghiệp với cá nhân như Amazon, bán hàng trên Facebook, quảng cáo qua Google, YouTobe là vấn đề phức tạp hơn, đặt ra thách thức không chỉ với cơ quan thuế Việt Nam mà với cả thế giới.
Vấn đề này đã được Việt Nam đưa vào chương trình nghị sự Hội nghị APEC 2017 vừa diễn ra tại Nha Trang. Bộ Tài chính cũng vừa tổ chức hội thảo mời chuyên gia của Pháp, Đức phối hợp tham mưu đưa ra giải pháp. Các chuyên gia đã thống nhất giao dịch điện tử cơ bản để lại dấu vết, cơ quan thuế chắc chắn truy soát được qua các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
“Cho dù giao dịch hoàn thành rồi từ rất lâu, chúng tôi vẫn có thể tra cứu được giao dịch và thanh toán. Theo tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, chúng tôi đã nghiên cứu hướng mở trang website của cơ quan thuế để động viên, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tự đăng ký kê khai hoạt động giao dịch. Về nguyên tắc, người bán có thông tin của người mua” - ông Minh phân tích.
Theo ông Minh, để thực hiện giải pháp quản lý thuế này cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế tại những nơi Google hay Amazon đóng trụ sở chính. Giữa các nước sẽ có chia sẻ thông tin, doanh nghiệp đã kê khai ở Việt Nam sẽ được khấu trừ tại các nước có trụ sở và ngược lại theo thông lệ quốc tế.
Chống thất thu thuế trong xăng dầu
Đối với giải pháp chống thất thu thuế đang được thực hiện trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là dán tem niêm phong đồng hồ tổng xăng dầu, Tổng cục Thuế cho biết đến nay, 58/63 tỉnh, thành đã và đang triển khai giải pháp này với hơn 10.000 điểm kinh doanh xăng dầu được dán tem đồng hồ tổng trên các phương tiện đo, tương ứng với 30.121 cột bơm. Hiện chỉ còn 5 tỉnh, thành chưa triển khai giải pháp này do địa phương chưa có chỉ thị. Dự kiến, đến hết tháng 4, cả nước sẽ hoàn thành xong tiến độ dán tem niêm phong đồng hồ tổng. Sau khi triển khai giải pháp này, sản lượng xăng dầu tiêu thụ và số thuế bảo vệ môi trường tăng trung bình 14%-15%, có địa phương tăng 20%.
Bình luận (0)