xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện "tàn sát" cá

SONG ANH - NHA MÂN

(NLĐO) – Thay vì dùng ngư cụ bình thường đánh bắt cá thì nhiều người ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) lại dùng xung điện bắt cá, bất chấp cảnh báo nguy hiểm tính mạng.


Bên cạnh các phương thức đánh bắt cá truyền thống hiện nay, tại nhiều nơi ở miền Tây còn tồn tại cách đánh bắt dùng xung điện (hay còn gọi là xiệc điện). Chỉ với khoảng 1 triệu đồng, người dân sẽ "trang bị" được một bộ xung điện để đánh bắt cá, gồm: bình ắc quy, cục biến thế, dây diện… Giá cả vừa túi tiền, dễ mua, dễ làm, đánh bắt hiệu quả cao nhất nên phương thức đánh bắt cá này ngày càng nở rộ, bất chấp quy định cấm của các cơ quan chức năng.

Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 1.
Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 2.
Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 3.

Dập dìu đánh bắt cá bằng xung điện

Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày gần đây, mương Út Gốc (thuộc xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã được rút nước để phục vụ công tác bơm tiêu úng. Nước cạn nên cá trong mương dễ thấy hơn, và thế là nhiều người dân đã dùng ngư cụ để đánh bắt. Điều đáng nói là thay vì dùng các ngư cụ thông thường thì không ít trong số đó dùng xung điện để đánh bắt cá theo kiểu tận diệt, tiềm ẩn nguy cơ an toàn tính mạng.

Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 4.

Bộ xung điện dùng để đánh bắt cá

Từ rất sớm, nhiều phương tiện xuồng nhỏ sử dụng xung điện đánh bắt cá dập dìu tại đây. Theo quan sát, mỗi phương tiện có trang bị bình ắc quy cỡ lớn, dây điện và một cây sào tre. Phần đầu sào tre này có một cái vợt được dẫn điện để làm tê liệt cá, sau đó vợt này dùng để vớt cá. Theo một người sử dụng xiệc điện "bật mí" rằng dùng cách này có khi một ngày bắt được cả chục kg cá là bình thường.

Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 5.
Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 6.

Mương Út Gốc cạn nước cũng là lúc nhiều người dùng xung điện để bắt cá

Cách sử dụng thì đơn giản và theo nhiều người thì rất hiệu quả, thế nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị điện giật rất cao, bởi những người đi xiệc đều đang tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện sống. Hơn nữa, cách đánh bắt cá này đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và bị ngành chức năng cấm sử dụng, nếu bị phát hiện có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 7.
Bất chấp lệnh cấm, người dân vẫn dập dìu dùng xung điện tàn sát cá - Ảnh 8.

Phần đầu là vợt được dẫn điện để làm cá tê liêt rồi vớt

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tử vong liên quan đến xung điện, thế nhưng vì sự "tiện lợi" của nó nên nhiều người đã bất chấp để sử dụng.

Gần đây nhất là đầu tháng 8-2018, trên một cánh đồng ở xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự đã xảy ra vụ tai nạn làm một người tử vong, nguyên nhân được xác định là do bất cẩn khi đánh bắt cá bằng xung điện.

Điều 15 của Nghị định 103/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản (trừ hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này và việc sử dụng kích điện tại ao nuôi để thu hoạch thủy sản).

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác.

3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước;

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;

c) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;

d) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa.

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo