xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất lợi cho người giữ “đô”

THY THƠ

Từ năm 2016, tỉ giá USD/VNĐ liên ngân hàng có thể tăng giảm hằng ngày, người nắm giữ USD sẽ đối mặt với rủi ro thua lỗ

Ngày 31-12, tỉ giá USD/VNĐ tại các ngân hàng (NH) thương mại bất ngờ tăng trở lại sau vài ngày hạ nhiệt. Theo đó, Vietcombank, VietinBank, BIDV cùng báo giá mua vào USD ở mức 22.450 đồng và bán ra 22.540 đồng, tăng đến 40 đồng so với một ngày trước và chỉ cách mức giá trần 7 đồng; còn giá USD trên thị trường tự do từ 22.620 đồng/USD leo lên 22.660 đồng.

Ngoại tệ có thể bị “ghẻ lạnh”

Cùng ngày, NH Nhà nước đã có cuộc họp để chốt phương án bán ngoại tệ ra thị trường. Theo đó, các NH có trạng thái ngoại tệ âm trên 5% có thể tiếp tục mua USD từ NH Nhà nước, còn NH có trạng thái ngoại tệ âm 5% đến 0% nhiều khả năng được mua USD theo kỳ hạn nhất định.

Theo Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình, khi áp dụng chính sách tỉ giá theo ngày, NH Nhà nước sẽ tốn ít ngoại tệ hơn rất nhiều so với hiện nay bởi khi đó người mua USD sẽ đối mặt với rủi ro tỉ giá liên tục thay đổi. Chưa kể, với lãi suất tiền gửi USD 0% và có thể âm trong thời gian tới thì người nắm giữ USD sẽ không biết được tỉ giá biến động như thế nào, có thể lỗ về lãi suất lẫn tỉ giá.

 

Người nắm giữ USD sẽ chịu nhiều rủi ro nếu tỉ giá được điều hành theo cơ chế mới Ảnh: TẤN THẠNH
Người nắm giữ USD sẽ chịu nhiều rủi ro nếu tỉ giá được điều hành theo cơ chế mới Ảnh: TẤN THẠNH

 

Một lãnh đạo của Vụ Chính sách tiền tệ - NH Nhà nước cho biết NH Nhà nước sẽ căn cứ vào tỉ giá giao dịch giữa các NH thương mại và biến động của USD so với các đồng tiền khác trong ngày để đưa ra tỉ giá liên NH của hôm sau. Mức tỉ giá liên NH này có thể tăng giảm theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Từ đó, tỉ giá tại các NH thương mại sẽ tăng giảm theo biên độ ±3%.

Với cơ chế điều chỉnh tỉ giá liên NH tăng giảm hằng ngày, lãnh đạo một NH thương mại cho rằng những người “đánh quả” USD ngắn hạn sẽ không mặn mà nhảy vào thị trường ngoại tệ, nhờ đó giảm được nhu cầu đột biến USD thường làm cho tỉ giá nóng lên.

Theo giới phân tích, nếu tỉ giá liên NH được điều chỉnh lên xuống hằng ngày và giả sử sau 3 tháng, 6 tháng hoặc cả năm 2016, tỉ giá có thể biến động từ 3%-5% thì người nắm giữ USD vẫn không có lời vì mức sinh lời của việc gửi tiết kiệm VNĐ kỳ hạn 1-6 tháng là 4%-6%, còn sinh lời của tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng lên tới 7%/năm

Thu phí nên sòng phẳng

Cũng liên quan đến thị trường ngoại tệ, các NH hiện huy động tiền gửi USD với  lãi suất bằng 0. Với số ngoại tệ huy động được, NH có thể bán ra rồi mua vào với chênh lệch 50-100 đồng/USD, thu về lợi nhuận. Ngoài ra, NH cũng có thể cho các doanh nghiệp đủ điều kiện vay USD với lãi suất từ 3%-5%/năm. Như vậy, NH đã sử dụng vốn của khách hàng mà không phải chi trả đồng nào cho người gửi USD.

Dư luận cho rằng giả sử trong thời gian tới, NH được phép thu phí tiền gửi USD,  mức độ thiếu sòng phẳng giữa NH với người gửi USD sẽ càng tăng thêm. Vì thế, nhiều ý kiến đề xuất việc thu phí tiền gửi USD nên được triển khai giống như gửi vàng vào NH; tức là khách hàng sẽ trả phí thuê két sắt của NH để cất giữ USD, đồng nghĩa NH không được sử dụng USD của người gửi để kinh doanh .

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, trên thế giới chỉ còn 3 quốc gia, trong đó có Việt Nam, còn nhận tiền gửi ngoại tệ. Do đó, chủ trương của NH Nhà nước thu phí tiền gửi USD là đúng đắn. “Năm 2016, NH Nhà nước sẽ phát triển mạnh thị trường ngoại hối, chống USD hóa và đến một lúc nào đó sẽ chấm dứt cho vay ngoại tệ. Khi đó, chúng ta có thị trường ngoại tệ với những ai được phép kinh doanh ngoại tệ. NH Nhà nước sẽ là người mua, người bán cuối cùng tạo tỉ giá hằng ngày” - ông Nghĩa nói.

 

Huy động vốn qua chứng khoán tăng vọt

Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho thấy mức vốn hóa thị trường chứng khoán năm 2015 tăng 15% so với cuối năm 2014, đạt khoảng 34% GDP. Giao dịch bình quân đạt giá trị gần 5.000 tỉ đồng/phiên. Hai sàn giao dịch có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt 528.000 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2014. Tổng giá trị huy động vốn đạt 283.000 tỉ đồng, tăng 2% cùng kỳ, đóng góp 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa tăng 46%.

Hoạt động đấu giá cổ phần huy động vốn cũng sôi động không kém nhờ chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Đến cuối năm 2015, 2 sàn có trên 115 doanh nghiệp đấu giá cổ phần với giá trị gần 6.900 tỉ đồng, tăng gấp đôi về số lượng doanh nghiệp đấu giá so với năm 2014.

S.Nhung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo