xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bay Hà Nội - TP HCM cứ mỗi chuyến lại chậm hơn 5 phút

Tin-ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Áp lực về hạ tầng, đặc biệt ở Tân Sơn Nhất khiến "cứ mỗi chuyến bay giữa Hà Nội - TP HCM lại dài thêm 5 phút. Nguy cơ delay cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng và kinh tế".

Tại tọa đàm "Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức" do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 11-12 ở Hà Nội, một vấn đề được đặt ra gây nhiều tranh luận là tại sao vẫn cấp phép cho các hãng hàng không mới trong khi còn nhiều bất cập về hạ tầng chưa giải quyết được?

Bay Hà Nội - TP HCM cứ mỗi chuyến lại chậm hơn 5 phút - Ảnh 1.

Nhà chức trách hàng không đánh giá số hãng hàng không của chúng ta là rất khiêm tốn. Thái Lan hiện nay có 16 hãng; Singapore có 1 thành phố, 1 điểm mà có 6 hãng; Malaysia 10 hãng; Indonesia 20 hãng; Phillippines 12 hãng. Trong khi chúng ta mới có 5 hãng.

Ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho rằng thực trạng tăng trưởng cao của ngành hàng không thời gian qua đã và đang tạo ra khó khăn, đặc biệt gây áp lực về hạ tầng. "Do áp lực hạ tầng trong điều kiện tăng trưởng tốc độ cao, cứ mỗi chuyến bay giữa Hà Nội - TP HCM lại dài thêm 5 phút, nguy cơ chậm chuyến sẽ ngày càng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và tính kinh tế" - ông Dương Trí Thành đánh giá.

Ông Thành cũng cho biết: "Cùng với các đối tác, các hãng trong group gồm có Jetstar Pacific, Cambodia Angkor Air, Vasco... thì đây là giai đoạn chúng tôi trong nỗ lực phát triển bay tại Tân Sơn Nhất nhưng đang bị tắc".

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cho biết năm nay năng lực để cấp cho các hãng bay thêm ở sân bay Tân Sơn Nhất chỉ tăng 2-3%. Do đó, tăng trưởng của Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 5%.

"Không phải các hãng không có nhu cầu bay vào, mà là vì vấn đề an toàn. Nhà ga chịu khó một chút không sao. Bà con chật chội một chút, chất lượng dịch vụ xuống cũng có thể khắc phục. Nhưng kẹt là ở khu bay vì nằm trong kiểm soát an ninh, an toàn nên không có cách nào khác để tăng. Rất tiếc vì Tân Sơn Nhất không thể nóng hơn được nữa vì vấn đề hạ tầng, vấn đề kiểm soát an toàn khai thác"- ông Thanh chia sẻ.

TS Nguyễn Đình Cung đánh giá hạ tầng hàng không hiện đang tắc nghẽn chủ yếu là ở Tân Sơn Nhất, điểm nghẽn này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàng không mà ảnh hưởng đến tăng trưởng du lịch và từ đó sẽ kéo theo nhiều thứ khác. "Như điểm nghẽn Tân Sơn Nhất, tại sao 3 năm rồi chúng ta không làm được gì? Nếu cần giải quyết nhanh thì có thể không thể dùng giải pháp truyền thống, cần có giải pháp phải phi truyền thống"- ông Cung nêu quan điểm.

Trao đổi về việc vấn đề hạ tầng chưa giải quyết vẫn cho thành lập hãng hàng không mới, ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air, cho rằng miếng bánh dành cho các hãng tại Tân Sơn Nhất hiện nay đang là 44 chuyến/ngày. "Chúng tôi nhận được yêu cầu rất lớn của các địa phương là phải tăng tải. Nhưng giờ miếng bánh bé thế làm thế nào chia? Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT, của Cục Hàng không, chúng tôi vẫn đùa là "những người làm cha làm mẹ phải đẻ ra miếng bánh to hơn mới có thể chia cho các con" - ông Phương bày tỏ.

"Trở lại vai trò của nhà nước trong việc thành lập hãng hàng không mới, chúng tôi xin dành lại cho cơ quan quản lý nhà nước. Hàng không hạ tầng đang như thế đấy, mà chúng ta đang chắt chiu từng slot ở Tân Sơn Nhất. Chúng ta nếu tiếp tục đưa tàu bay về, các hãng cũ và mới đều có nhu cầu đưa tàu bay về thì bài toán tăng tàu bay với hạ tầng hiện tại là như thế nào?"- ông Phương nêu câu hỏi.

Trả lời câu hỏi lý do vì sao chưa giải quyết xong bất cập về hạ tầng nhưng vẫn cấp phép cho các hãng hàng không mới? Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng do tiềm năng của thị trường của chúng ta rất lớn, việc ra đời hãng hàng không mới là xu thế tất yếu. Hiện có 3 doanh nghiệp đang đề xuất thành lập hãng hàng không gồm Vinpearl Air, Kite Air và Vietravel Airlines.

"Về kết cấu hạ tầng, chúng ta mới nói có mỗi sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng nhìn vào đề án của các hãng kia, Tân Sơn Nhất không phải điểm quyết định của họ. Chúng ta thấy, các sân bay khác của chúng ta năng lực vẫn đảm bảo được và vẫn tiếp tục phát triển"- người đứng đầu Cục Hàng không Việt Nam lý giải.

Về giải pháp nào cho Tân Sơn Nhất, Cục trưởng nêu lên sân bay Long Thành, nhà ga hành khách T3; đồng thời phải cải thiện quy trình, áp dụng công nghệ mới để tăng năng lực.

"Thời gian qua, tại Tân Sơn Nhất, từ trên trời xuống đất, chúng ta đã áp dụng rất nhiều giải pháp. Năng lực của Tân Sơn Nhất 3-4 năm trước chỉ khoảng 36 chuyến/giờ, hiện đã tăng lên 44 chuyến. Năng lực điều hành bay trên trời đang đảm bảo 54 chuyến/giờ, vừa qua, chúng ta đã tính đến chuyện tăng năng lực Tân Sơn Nhất lên 46 chuyến/giờ"- Cục trưởng cho biết.

Đồng thời, ông cũng thông báo trong tháng 12 này, Tân Sơn Nhất và Nội Bài sẽ ra đời 2 trung tâm điều hành sân bay Airport Operation Control Center để tạo lập một quy trình nhằm nâng cao năng lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực. Bản thân các hãng hàng không cũng phải cải tiến để giảm thời gian quay đầu của máy bay, tăng tần suất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo