UBND TP Cần Thơ vừa báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình nợ nần của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco). Với số nợ “khủng” như hiện nay, việc Bianfishco “hồi sinh” hay phá sản có ảnh hưởng rất lớn đến công ăn việc làm của hơn 2.000 công nhân và nông dân bán cá.
Chờ kết quả kiểm toán
Theo tổ kiểm tra tình hình nợ tại Bianfishco (do UBND TP Cần Thơ lập ra), tính đến ngày 23-3, tổng các khoản nợ của Bianfishco, Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Diệu Hiền và cá nhân bà Diệu Hiền là 1.560 tỉ đồng.
Trong khi đó, trả lời trên một số phương tiện thông tin đại chúng, ông Trần Văn Trí, Tổng Giám đốc Bianfishco, cho biết tính đến ngày 16-3, Bianfishco nợ 1.275 tỉ đồng nhưng sau đó công ty đã trả cho một số khách hàng nên số nợ chỉ còn hơn 1.000 tỉ đồng.
Bianfishco hồi sinh hay phá sản phải trông chờ vào kết quả kiểm toán.
Trong ảnh: Công nhân Bianfishco làm việc thời doanh nghiệp này còn hoạt động
Theo Luật Phá sản năm 2004, DN hoặc HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc Bianfishco có khả năng lâm vào tình trạng phá sản hay không, luật sư Nguyễn Trường Thành, Văn phòng Luật sư Vạn Lý (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ), cho rằng do tổ kiểm tra tình hình nợ chưa thông báo tài sản của Bianfishco nên chưa có cơ sở pháp lý xác định.
Ưu tiên trả nợ nông dân
Theo UBND TP Cần Thơ, cơ quan này đang khuyến khích Bianfishco tìm mọi cách để thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với nông dân bán cá.
Trước đó, luật sư Nguyễn Trường Thành cũng đã đề xuất 2 phương án để Bianfishco giải quyết tình hình khó khăn hiện nay.
Thứ hai, Bianfishco triệu tập đại hội cổ đông với sự có mặt của ACB và các chủ nợ là nông dân để thống nhất chuyển nhượng nhà máy nếu có đối tác mua hoặc bán đấu giá trên cơ sở kết quả thẩm định giá để thanh toán theo thứ tự ưu tiên: người lao động, BHXH, thuế và các khoản nợ Nhà nước; nông dân; ACB; các cổ đông khác.
Người đại diện theo pháp luật của Bianfishco là bà Phạm Thị Diệu Hiền đã sang Mỹ và ủy quyền cho ông Trí làm tổng giám đốc nhưng việc ủy quyền này chỉ mang tính điều hành nội bộ trong DN. Vì vậy, bà Diệu Hiền cần trở về nước để cùng Bianfishco lo việc trả nợ. Theo UBND TP Cần Thơ, trong trường hợp chưa thể trở về, bà Diệu Hiền phải có ủy quyền hợp pháp qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để ông Trí có tư cách pháp nhân thực hiện các giao dịch trong biên chế tài chính.
Bình luận (0)