xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ GTVT: Không thể xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất trong 1-2 năm

Tin-ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Trước việc nhiều nhà đầu tư tư nhân muốn thực hiện dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với cam kết thực hiện trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong 1 năm, Bộ GTVT khẳng định không thể xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất trong 1-2 năm

Trong bối cảnh hàng không liên tục tăng trưởng 2 con số, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất luôn được nhắc đến như một điểm nghẽn về hạ tầng "tắc cả trên trời, dưới đất, tắc cả bên trong và ngoài sân bay". Hiện, Chính phủ đang giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình phương án đầu tư xây dựng nhà ga T3 trong khi 2 nhà ga hiện hữu tại sân bay này đều đang quá tải.

Bộ GTVT: Không thể xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất trong 1-2 năm - Ảnh 1.

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ

Bộ GTVT đã có văn bản đề xuất giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chủ trì thực hiện đầu tư nhà ga T3, sân đỗ máy bay. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân muốn thực hiện dự án này (như Vietjet, Tập đoàn Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương, Bamboo Airways), những nhà đầu tư này cam kết thực hiện trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong 1 năm.

Tại buổi toạ đàm "Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?" diễn ra chiều 19-3 tại Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lý giải về việc chọn Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để thực hiện đầu tư nhà ga T3, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết hiện cả nước chỉ có 2 nhà quản lý đầu tư khai thác cảng hàng không. ACV là nhà quản lý khai thác cảng đầu tiên, thực hiện quản lý 21 cảng hàng không, ngoài ra có nhà quản lý cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mới đây. ACV là nhà quản lý khai thác cảng duy nhất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại Việt Nam. ACV cũng có nguồn lực. 

Nguy cơ đóng băng thị trường

Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty ACV Lại Xuân Thanh khẳng định với tình hình khai thác tại Tân Sơn Nhất như hiện nay, nếu tiếp tục trễ tiến độ nhà ga T3, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thị trường sẽ phải "đóng băng" ở mức đáp ứng được. Đến một giai đoạn nhất định ta không được phép tăng vì liên quan đến yếu tố an toàn. Nhà ga có thể chật chội, chen chúc vì nhu cầu thị trường, nhưng an toàn là "bất di bất dịch".

Theo Thứ trưởng Thọ, khi lựa chọn nhà đầu tư, một số nhà đầu tư tư nhân như Vietjet nói chỉ 1-2 năm sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ga T3. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kỹ lưỡng, đối chiếu với các quy định hiện hành về các khâu từ chuẩn bị đầu tư, triển khai và kết thúc đầu tư, Bộ GTVT khẳng định không thể đầu tư xây dựng T3 trong 1-2 năm được. 

"Nếu chỉ riêng công tác xây lắp một nhà ga công suất 20 triệu hành khách, điều đó là không thể. Đó là chưa nói đến công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế, chuẩn bị đầu tư (lập dự án tiền khả thi, khả thi). Nếu là công trình loại A, phải thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Sau khâu chuẩn bị đầu tư mới đến giai đoạn đầu tư và cuối cùng là giai đoạn kết thúc đầu tư (bao gồm nghiệm thu, thanh toán…). Đối chiếu quy định hiện hành, không thể làm trong 1 - 2 năm. Bộ GTVT cũng đã lên nhiều phương án tối ưu nhất. Nếu thực hiện chỉ định thầu cũng phải mất tối thiểu 40 tháng"- Thứ trưởng Thọ khẳng định.

Qua nghiên cứu, Bộ GTVT đã có văn bản đề xuất giao ACV (doanh nghiệp 95,4% vốn nhà nước) chủ trì thực hiện đầu tư nhà ga T3, sân đỗ máy bay, sau khi được giao ACV có thể thực hiện liên doanh, liên kết… Sau đó trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương (IPP), khẳng định tập đoàn muốn đầu tư nhà ga T3 nhưng không muốn một mình đầu tư mà mong muốn phối hợp, đồng hành cùng ACV.

Việt Nam hiện có 22 cảng hàng không, 5 hãng hàng không, 68 hãng hàng không bay đến Việt Nam cho thấy thị trường hàng không rất phát triển, đặt ra vấn đề kết cấu hạ tầng phải đáp ứng. Từ năm 2010 đến 2018, đã đầu tư nhiều vào kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành hàng không. Về cơ bản hạ tầng đáp ứng nhu cầu nhưng chưa đồng đều, có những sân bay hạ tầng tốt nhưng công suất không sử dụng hết, có sân bay quá tải.

Từ 3 năm nay, vấn đề quá tải sân bay Tân Sơn Nhất đã được đặt ra: Ùn tắc ở Tân Sơn Nhất cả trên trời, mặt đất, cơ sở hạ tầng nhà ga và chất lượng dịch vụ. Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp: Về vấn đề điều tiết giao thông, đầu tư kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông với các lực lượng chức năng tham gia điều tiết giao thông. Bộ Công an đã cho thành lập 1 đồn công an tại Tân Sơn Nhất. TP HCM, Bộ Quốc phòng cũng rất quan tâm, hỗ trợ nhiều trong vấn đề quản lý đất đai, giao thông…

Vấn đề tổ chức tại cảng hàng không, chất lượng phục vụ ở nhà ga Tân Sơn Nhất cũng có rất nhiều cải thiện. Tổng Công ty quản lý bay đã áp dụng công nghệ tiên tiến để quản lý bầu trời hiệu quả hơn. Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vừa qua đã điều tiết 902 chuyến bay. Dù công suất thiết kế 28 triệu lượt hành khách nhưng năm 2018, đã phục vụ tới 38,3 triệu hành khách.

Việc quá tải hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất đặt ra phải sớm đầu tư nhà ga T3.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo