Đây là mức cao nhất áp dụng đối với ôtô ngoại giao lưu trú tại Việt Nam, tính từ thời điểm nhập khẩu theo tời khai hàng hóa đến thời điểm kê khai tính thuế.
Cũng theo nguồn tin trên, dự thảo Thông tư xử lý thuế đối với xe nhập khẩu của các cá nhân ngoại giao hết nhiệm kỳ công tác làm thủ tục chuyển nhượng vừa được bộ Tài chính hoàn tất và trình Chính phủ xem xét.
Đây được coi là công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng một số cá nhân lợi dụng chính sách ưu đãi thuế để chuyển nhượng, sang tên xe ngoại giao trái quy định.
Bộ Tài chính còn đề xuất, đối với xe lưu trú tại Việt Nam dưới 6 tháng sẽ được làm tròn 183 ngày và áp dụng trị giá tính thuế nhập khẩu 90%.
Đối với xe lưu trú trên 6 tháng đến một năm được làm tròn thành 365 ngày và áp dụng mức 80%. Tương tự từ một năm đến hai năm sẽ có mức 70%; từ trên 2 năm đến 3 năm là 60%. Và mức thấp nhất áp dụng đối với xe lưu tại Việt Nam trên 10 năm là 5%.
Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của xe tính theo giời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam. Thuế suất nhập khẩu với ôtô mới hiện là 83%. Ngoài ra, các loại xe này còn chịu hai loại thuế khác là tiêu thụ đặc biệt, mức cụ thể tùy thuộc vào dung tích xi-lanh và thuế VAT 10%.
Cũng theo nội dung đề xuất của bộ Tài chính, trong vòng 90 ngày kể từ khi thông tư của bộ Tài chính ban hành, các cá nhân sử dụng ôtô ngoại giao từ năm 1988-2009 chưa chuyển nhượng và nộp thuế phải liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn tất thủ tục theo quy định.
Đối với trường hợp quá quy định mà không đến thực hiện nghĩa vụ thuế, cơ quan chức năng được quyền tịch thu biển số, giữ xe hoặc cấm lưu thông trên đường.
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính, các quy định hiện hành của các bộ, ngành đang có kẽ hở khiến một số cá nhân lợi dụng.
Ví dụ, nếu có tổ chức, cá nhân nào mua xuất ngoại giao của một số cá nhân để nhập xe về, sau đó gắn biển ngoại giao theo đúng tiêu chuẩn và bán ra thị trường.
Bình luận (0)