xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bolaven - Vùng đất hứa

NGUYỄN ĐÔNG

Phóng tầm nhìn về phía Tây, sẽ thấy miền Trung là trung tâm của một vùng rộng lớn, là cửa ngõ phía Đông của vùng lục địa mênh mông nhiều tiềm năng. Và Bolaven (Lào) – một vùng đất chưa khai phá – sẽ là điểm tựa cho miền Trung VN bật lên. Vậy thì còn chần chờ gì mà không nối con đường kinh tế Đà Nẵng - Bolaven, rồi xuyên qua hàng loạt tỉnh lỵ lớn của Thái Lan, hướng tới Bangkok...

Lịch sử VN in dấu chân những người mở cõi đi về phương Nam với những cuộc di dân xuôi Nam đến giờ vẫn còn tiếp tục. Trường Sơn quá hiểm trở với đèo cao dốc đứng, sơn lam chướng khí khắc nghiệt, đôi chân đất con người không thể vượt qua.

Mở rộng tầm nhìn về không gian kinh tế

Ngay khi đã có xe cộ, trong những năm tháng kinh tế khó khăn, việc rải một cây số đường nhựa là cả vấn đề, không ai dám nghĩ đến việc khoét núi làm đường. Còn hiện nay, khi chúng ta đủ sức xuyên dọc Trường Sơn vài ngàn cây số làm đường Hồ Chí Minh, thì xuyên ngang qua Trường Sơn một, hai trăm cây số là việc trong tầm tay. Nếu muốn, chỉ cần không quá 2 năm là xong.

Tuy nhiên, chúng ta dường như vẫn chưa thực sự bừng tỉnh sau “giấc mơ con” trên “giường chiếu hẹp” – di chứng của thời ngăn sông cấm chợ kéo dài - khiến tầm nhìn về không gian kinh tế đôi khi bị đóng khung trong đường biên giới lãnh thổ quốc gia hay ranh giới địa phương chật hẹp. AFTA, WTO với lộ trình hội nhập hối hả, biên giới giữa các quốc gia rồi đây chỉ là đường kẻ mờ trên bản đồ kinh tế thế giới. Và khi nguyên tắc không phân biệt đối xử quốc gia được áp dụng triệt để, mỗi người sẽ là công dân toàn cầu, ít ra là trong lĩnh vực kinh tế.

Miền Trung là dải đất hẹp, như một bao lơn mỏng manh, bị kẹp chặt giữa Trường Sơn hiểm trở và biển Đông bao la. Cái nhìn truyền thống bảo rằng đây là cây đòn gánh nhọc nhằn gánh hai thúng gạo trĩu nặng hai đầu đất nước. Trên bản đồ VN, miền Trung quả là như vậy, nhưng nếu chúng ta trải bản đồ khu vực ra nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, “giả vờ” không thấy Trường Sơn chướng ngại và các đường biên giới lãnh thổ, chúng ta sẽ thấy miền Trung là trung tâm của một vùng rộng lớn, là cửa ngõ phía Đông của vùng lục địa mênh mông nhiều tiềm năng. Lạ lùng như qua thấu kính vạn hoa, mọi thứ lung linh hẳn lên, miền Trung ốm tong teo bỗng dưng biến đâu mất, hiển hiện trong mắt ta là vóc dáng mập mạp phì nhiêu với các mao mạch kinh tế căng phồng.

Và có lẽ không cần phải giả vờ nữa, kỹ thuật làm đường xuyên sơn và bối cảnh hội nhập quốc tế đang đòi hỏi chúng ta nhìn nhận vấn đề theo cách thức như vậy. Cây đòn gánh miền Trung đã đến thời xin cất vào bảo tàng truyền thống nghèo khó để thi ca, văn chương vốn nặng tình lưu luyến giữ hộ. Bài học địa lý, đặc biệt là địa kinh tế, về miền Trung cần phải điều chỉnh lại theo nhịp điệu tiến triển và lăng kính thời cuộc.

Điểm tựa mới

Từ Đà Nẵng, trực chỉ về hướng Tây khoảng 200 km, trong đó 150 km thuộc VN, là đến chân cao nguyên Bolaven (Lào). Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng, có đất bazan màu mỡ hơn Đắk Lắk và khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, chiếm phần lớn diện tích của 4 tỉnh Nam Lào gồm Attopư, Champasak, Sekong và Salavan.

Từ lâu Bolaven đã khá nổi tiếng trong giới du lịch khám phá, phần lớn là du khách Tây đi từ Thái Lan sang. Trong nhiều trang nhật ký lữ hành, du khách ghi lại cảm nhận tuyệt vời khi đến vùng đất này. Nhiều người sững sờ trước rừng nguyên sinh bạt ngàn với vô số thác nước kỳ vĩ hay mềm mại nên thơ. Ở đó còn có Wat Phu, một đền đài cổ xưa còn lại đã được xếp vào hạng di sản thế giới.

Với lượng mưa 3.700 mm/năm, gần gấp đôi so với phần Đông Trường Sơn của VN, lại ở độ cao trung bình 1.000 m - 1.300 m, được coi là mái nhà của Đông Dương, Bolaven được đánh giá là nơi giàu tiềm năng thủy điện bậc nhất. Thủy điện Sekaman 3 được Tổng Công ty Sông Đà khởi công vào năm 2006, thuộc địa phận tỉnh Sekong giáp giới Quảng Nam, chỉ là phần rất nhỏ bé của tiềm năng này.

Hệ thống giao thông nội vùng nối các thủ phủ với nhau như Quốc lộ 13, 18 được quốc tế tài trợ xây dựng khá tốt. Tại Pakse - đô thị thịnh vượng phía Nam Lào, từng là một trong ba kinh đô xưa và hiện nay là thủ phủ tỉnh Champasak – đã có cầu bắc qua sông Mekong, nối đường đi Ubon Ratchathani, một tỉnh nằm cực Đông Thái Lan. Điều đáng nói, từ Ubon Ratchathani hiện đã có sẵn trục giao thông chính bằng đường bộ và đường sắt nối với thủ đô Bangkok dài 575 km đi qua hàng loạt thủ phủ của tỉnh lỵ lớn có dân số trên dưới 1,5 triệu của Thái Lan như Sisaket, Buriram, Nakhon Ratchasima, Ayutthaya... Tuyệt vời hơn, tuyến đường này ngang qua các giao lộ rất quan trọng. Từ đây có các trục giao thông chính đường sắt và đường bộ tỏa đi khắp Thái Lan, đến Bangkok hay rẽ sang miền Bắc, Đông Bắc hay tận miền Nam Thái Lan, giáp với Malaysia.

Dù đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, rất lý tưởng cho việc phát triển các cây công nghiệp giá trị (cà phê, hồ tiêu, cao su...) và mọi thứ hoa quả ôn đới, cực kỳ giàu tiềm năng thủy điện, du lịch, nhưng Bolaven hiện vẫn là vùng đất hoang sơ, hoang hóa, và các tỉnh Nam Lào vẫn còn nghèo khó, chậm phát triển. Cả khu vực hiện chỉ hơn 1 triệu dân, trong đó Champasak chiếm gần 600.000, 3 tỉnh còn lại chỉ hơn 400.000 dân, trong đó Salavan chiếm hơn một nửa.

img
Bolaven chỉ cách Đà Nẵng khoảng 300 km, là cầu nối lý tưởng cho miền Trung VN khai thác tiềm năng kinh tế về phía Tây

Nối Bolaven – Đà Nẵng, tại sao không?

Khi Quốc lộ 18B chưa thông với cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), Bolaven nằm ở vùng ngõ cụt. Tuy nhiên, khi thông rồi vẫn chưa thấy đây là cửa ngõ lý tưởng, đường ra cảng Quy Nhơn hay Đà Nẵng vì phải đi vòng nên cự ly vận chuyển khá xa. Bolaven quá gần Đà Nẵng theo đường chim bay, nhưng hiện tại phải đi vòng nên cự ly ra biển tăng 2 – 3 lần. Chính vì sự gần nhà xa ngõ này, nên kế hoạch hợp tác 3 nước Đông Dương về vùng Tam giác Phát triển hay Hành lang Kinh tế Đông Tây chưa có hiệu ứng tác động đến vùng Bolaven nhiều.

Trao đổi với chúng tôi tại cuộc họp cấp chuyên viên 3 nước về vùng Tam giác Phát triển, tổ chức tại Pleiku tháng 12 – 2003, ông Xom Văng, hiện là Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Sekong, nói kế hoạch hoành tráng về vùng Tam giác Phát triển không hấp dẫn bằng con đường nối thẳng Bolaven về Đà Nẵng.

Tiếc rằng cho đến nay, điều mong muốn của Xom Văng vẫn chưa thực hiện được. Từ Đà Nẵng vẫn theo hai đường cánh cung, lên Bờ Y hay ra Lao Bảo qua Savanakhet để đến Pakse, tiếp cận Bolaven bằng đường vòng. Con đường trực chỉ hướng Tây, theo hướng chim bay xuyên Bolaven đến Pakse vẫn chưa lọt vào tầm ngắm của các nhà hoạch định chiến lược.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo