Nhiều người có khả năng mua được vài chỉ vàng. Nhưng cỡ dăm lượng đã là phạm vi rất hẹp. Hàng trăm đến cả nghìn lượng vàng thì chắc chắn chỉ là số ít. Số ít đó, mua từ tiền tươi thóc thật hay không cũng là đáng quan tâm.
Đợt giá vàng leo thang vừa qua, có trường hợp một ngày mua cả nghìn lượng vàng. “Khách quen”, nguồn tin VnEconomy tìm hiểu chỉ cho biết vậy, và từ chối tiết lộ chân dung những vị khách đại gia này.
Báo cáo tài chính của một ngân hàng nọ cho hay, qua giao dịch vàng kỳ hạn, một nhóm đối tượng đã có thể tạo quy mô hàng nghìn tỉ đồng. Họ bán vàng ra lấy tiền đồng, dĩ nhiên là có tài sản đảm bảo, thỏa thuận bán lại số vàng đó vào một thời điểm xác định, mức giá xác định trong tương lai.
Thử tham khảo, báo cáo tài chính của một ngân hàng nọ cho hay, qua giao dịch vàng kỳ hạn, một nhóm đối tượng đã có thể tạo quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Họ bán vàng ra lấy tiền đồng, dĩ nhiên là có tài sản đảm bảo, thỏa thuận bán lại số vàng đó vào một thời điểm xác định, mức giá xác định trong tương lai.
Đến năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt cho vay bằng vàng. Nhưng vòng xoáy của nó vẫn tồn tại cho đến nay, thậm chí xa hơn. Có những khoản vay “lạ”, dài hạn mà phải hết năm 2013 mới đáo hạn. Một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước |
Có thể xem đó là một hình thức bán khống, tạo cung vàng ảo trên thị trường. Họ kỳ vọng giá vàng tương lai sẽ giảm, mua được rẻ hơn để bán lại kiếm chênh lệch. Tuy nhiên, khi giá vàng “chạy” ngoài tầm kiểm soát, họ gặp rủi ro. Ở dạng này, ngân hàng sẽ yêu cầu bù đắp thêm tài sản đảm bảo ứng với tỷ lệ tăng giá nhất định. Nhưng khi giá vàng bốc quá cao và dồn dập, điển hình như tháng 8 và 9 vừa qua, vượt quá khả năng bù đắp, họ bỏ của chạy lấy người. Nếu vậy, ngân hàng sẽ phải mua vàng vào, lực cầu lớn xuất hiện càng thổi phồng đà tăng giá.
Ở một dạng khác, chân dung đại gia giao dịch vàng quy mô lớn còn có ở việc vay mượn. Lãi suất vay vàng chỉ cỡ 5 - 6%/năm, trong khi vay VND thời gian qua thường trên 15%/năm, thậm chí trên 20%/năm nếu gắn với mục đích đầu tư chứng khoán, bất động sản…
Đây là dạng mở rộng. Nhiều người cũng từng vay vàng để mua nhà cửa, để sản xuất kinh doanh bởi có được lãi suất thấp như vậy. Đáng nói là ở mục đích tìm nguồn vốn lãi suất thấp để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản. Thế rồi chứng khoán, bất động sản suy giảm, giá vàng lại tăng đột biến, họ buộc phải mua cho được vàng để trả nợ; hoặc chấp nhận bỏ tài sản thế chấp, khi đó ngân hàng phải mua vàng thay họ để thu hồi. Lực cầu ở đây cũng đáng chú ý.
Trước đây, chứng khoán và bất động sản sôi động, nguồn vốn chuyển đổi trên càng góp phần tạo thêm bong bóng. Nhưng từ năm 2008, giá vàng bắt đầu tạo nên những đợt tăng giá đột biến, rủi ro bắt đầu lộ rõ. Thế nhưng, một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận rằng, các ngân hàng vẫn không rút kinh nghiệm, người vay không rút kinh nghiệm, vẫn đẩy mạnh vay mượn vàng. Vòng xoáy rủi ro cứ vậy đeo bám.
“Đến năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt cho vay bằng vàng. Nhưng vòng xoáy của nó vẫn tồn tại cho đến nay, thậm chí xa hơn. Có những khoản vay “lạ”, dài hạn mà phải hết năm 2013 mới đáo hạn”, vị lãnh đạo chuyên trách này cho biết.
Về kỹ thuật, các ngân hàng huy động vàng với các kỳ hạn ngắn. Song họ có thể thu xếp một tỷ lệ nhất định cho vay dài hạn. Trong quá khứ, đây là nguồn tạo đóng góp lợi nhuận đáng kể. Đã quen, họ vẫn tiếp tục dựa vào nguồn này, dù rủi ro lớn đã manh nha từ năm 2008 (thời điểm giá vàng bắt đầu có biến động lớn và khó lường).
Năm 2012, áp lực mua vàng trả nợ ở những đại gia đó vẫn còn. Hơn nửa đầu năm họ có thể ung dung khi giá vàng tương đối êm đềm. Từ tháng 8-2012, áp lực bắt đầu dồn lên dẫn đến hai hướng: phải mua vàng vào bằng mọi giá để cắt lỗ, hoặc tiếp tục chờ đợi để hy vọng có điểm rơi nào đó để mua cho dễ chịu.
Trong những tình huống trên, chênh lệch giá trong nước với thế giới bị doãng rộng nhanh chóng càng tạo thêm áp lực. Với người dân có nhu cầu mua vài chỉ hoặc vài lượng, thu hẹp được chênh lệch là đảm bảo lợi ích cho họ. Còn với các đại gia, hay cả ngân hàng thương mại, thu hẹp chênh lệch đồng nghĩa với bớt lỗ.
Tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có đề cập đến một ý rằng: Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn về yêu cầu nhập khẩu, do có những ý kiến, quan điểm đứng đội dưới những góc độ khác nhau, thậm chí mang tiếng là người dân để gây sức ép cho nhập khẩu để thu hẹp chênh lệch.
“Nhưng thực tế là ép Ngân hàng Nhà nước phải dùng ngoại tệ của quốc gia để làm giảm lỗ cho một số tổ chức tín dụng và một số tổ chức kinh doanh vàng. Chúng tôi kiên quyết không cho làm việc này”, Thống đốc Bình nói.
Việc nhập khẩu vàng theo Nghị định 24 của Chính phủ thì chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước được thực hiện, thay vì các doanh nghiệp được nhập như trước đây. Để thực hiện, đương nhiên cơ quan này phải chi ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối. |
Theo ông này, đại gia ở đây là những người đã và đang mua hàng trăm đến hàng nghìn lượng vàng. Còn với đa số người dân, hay công chức làm công ăn lương thông thường, mua được vài chỉ đến vài lượng đã là khó.
Ở sự liên thông đó, có một điểm pháp lý cần chú ý. Việc nhập khẩu vàng theo Nghị định 24 của Chính phủ thì chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước được thực hiện, thay vì các doanh nghiệp được nhập như trước đây. Để thực hiện, đương nhiên cơ quan này phải chi ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối.
Thế nên, đề nghị của Ngân hàng Á Châu (ACB) hồi đầu tháng 9 vừa qua, cho phép nhập lượng vàng đã mua ở tài khoản nước ngoài về, là không thể, ngoại trừ “lách luật”. Có một câu hỏi liên quan là: Nghị định 24 đã có hiệu lực từ 25/5/2012 với quy định trên, vậy mà bốn tháng sau đó ACB vẫn xin nhập khẩu? Liệu đó là rủi ro chính sách hay là sự thụ động trước chính sách?
Vị lãnh đạo cấp vụ trên của Ngân hàng Nhà nước nói rằng, ở đây cần rõ ràng, từ năm 2008 đến nay, cơ quan quản lý đã có “hàng cân” văn bản giám sát, đôn đốc việc chủ động thực hiện chính sách. “Nhưng họ đã quen dựa vào vàng và tiếp tục nghĩ rằng sẽ dựa được, nên khi môi trường chính sách thay đổi, yêu cầu quản trị rủi ro đã không bắt nhịp kịp”, ông nói.
Bình luận (0)