xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cà Mau: Thiếu ngư phủ, tàu nằm bờ

Theo Tiền Phong

Lượng tàu khai thác biển tăng nhanh, cần thêm “bạn” ra khơi, ngư phủ ra giá, nhận tiền ứng trước rồi chuồn. Việc xiết chặt quản lý ngư phủ hoạt động trên biển càng làm cho tình trạng thiếu ngư phủ thêm gay gắt.

Ngư phủ cao giá

Con nước vừa qua, hàng ngàn tàu khai thác biển phải neo đậu dài ngày tại cửa biển Sông Đốc (Trần Văn Thời) chờ làm thủ tục ra khơi.

Ngoài những thủ tục đăng kiểm và bảo hiểm, ngư phủ phải có giấy tờ tuỳ thân. Đồn biên phòng 692 “linh động” cho chủ tàu làm giấy bảo lãnh ngư phủ.

Ông Đàm Văn Nguyên, ở khu vực 1, thị trấn Sông Đốc, làm chủ 4 tàu khai thác biển, cần hàng trăm ngư phủ. Ông bức xúc: “Làm giấy bảo lãnh ngư phủ vừa trình với trạm kiểm soát thì ngư phủ nhảy sang tàu khác, phải làm lại”.

Chủ tàu cần ngư phủ để ra khơi. Trong khi làm thủ tục mất thời gian chờ đợi thì ngư phủ nhảy sang làm việc cho tàu khác. Chủ tàu vừa mất tiền cho mượn, vừa mất ngư phủ, phải chạy đi tìm người khác lấp vô.

Ông Trần Văn Ron, 63 tuổi, ở khu vực 2, thị trấn Sông Đốc, chủ 2 tàu câu mực, nói: “Mỗi lần làm thủ tục cho tàu ra biển là tôi ớn lạnh. Ngư phủ không cần chủ tàu vì họ đã được ứng trước chi phí mỗi người cả triệu đồng.

Biên phòng không cho ra khơi vì thiếu giấy CMND thì họ lên bờ, sang tàu khác chỉ khổ cho chủ tàu là phải tìm ngư phủ mới làm ăn được, thiếu ngư phủ là lỗ chi phí.

Tàu ra cửa biển Sông Đốc phải qua ba “ải”: Đồn biên phòng 692, Trạm kiểm soát biên phòng, lực lượng biên phòng tuần tra thường xuyên trên biển. Nếu cứ siết như thế này chắc tụi tui cho tàu nằm bờ, phá sản thiệt, không ngóc đầu lên nổi”.

Bác Diệp Hồng Tiễn, làm chủ 6 chiếc tàu hoạt động lưới đèn, lưới vây phải tìm cho đủ 90 ngư phủ mà chỉ có 15 người có giấy CMND, số còn lại phải bảo lãnh.

Ông Phan Văn Sơn, chủ 5 chiếc tàu, cần 80 ngư phủ thì chỉ có 10 người có giấy CMND. Ông Đàm Văn Nguyên-một ngư dân lão luyện, tâm sự: “ở thị trấn Sông Đốc này ai mà chẳng biết tôi làm ăn được.

Nhưng 4 chiếc tàu khai thác xa bờ của tôi chỉ có khoảng hơn 10 người là “bạn ruột” như tài công, thợ máy, quản lý. Số còn lại gần 80 ngư phủ làm thời vụ theo từng chuyến biển”.

Khóc vì ngư phủ giật nợ

Vợ chồng ông Võ Văn Cầu, bà Võ Thị Hát đang tuyên bố phá sản, cho thuê tàu, bán căn nhà tại khu vực 3, thị trấn Sông Đốc để trả nợ.

Người có trách nhiệm nói gì?

Còn Trung tá Hoàng Văn Ân-Trưởng ban tác chiến Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau giải thích: “Nghị định 161/2003 của Thủ tướng Chính phủ qui định người ra biển phải có giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy CMND hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp).

Chúng tôi đã thông báo, tuyên truyền cho ngư dân lâu nay. Vả lại, vào mùa mưa bão nếu có sự cố trên biển thì chúng tôi còn nắm được tình hình để giúp đỡ bà con.

Mục đích của quản lý là tạo điều kiện cho bà con phát triển nghề biển an toàn. Những người chưa có giấy CMND phải nhanh chóng làm thôi”.

Vợ chồng ông bị chìm chiếc tàu trong bão số 5, định giải nghệ. Nhưng đời ngư dân không làm biển thì lên bờ cũng chết đói nên sang lại chiếc tàu của ông Ba Sơn.

Ngay chuyến biển đầu tiên, ông Võ Văn Cầu trực tiếp làm thuyền trưởng bị nước ngoài bắt phải chuộc 4.800USD.

Lần đó, vợ chồng ông phải bán căn nhà cặp mé cửa biển Sông Đốc để trả nợ.

Sau mấy năm vật lộn với biển, vợ chồng ông nợ thêm khoảng 700 triệu đồng, kêu bán căn nhà còn lại 500 triệu đồng, về quê Kiên Giang ở đậu bên vợ.

Bà Võ Thị Hát cho xem mấy chục giấy CMND, thẻ hội viên chữ thập đỏ, thẻ khám bệnh… của ngư phủ thế chấp để mượn tiền rồi giật của vợ chồng bà gần 80 triệu đồng.

Bà Võ Thị Hát kêu: “Không ai như vợ chồng tôi, sống với bạn như người ruột thịt, chiều chuộng hết chỗ mà vẫn bị “bạn” phản! Nấu cơm, giặt quần áo, cho ngư phủ ở ngay trong nhà. Cho ngư phủ ứng trước từ 500 ngàn đến vài triệu đồng.

Rồi tàu ra khơi, vợ con ngư phủ kéo tới mượn tiền trị bệnh, mua gạo, về quê. Tôi không cho mượn thêm thì họ kêu chồng con bỏ sang tàu khác. Cứ vậy mà phá sản thôi”.

Anh Võ Văn Được, 46 tuổi, phải cho 2 chiếc tàu câu mực nằm bờ vì chi phí xăng dầu tăng, thiếu ngư phủ. Cũng như bao nhiêu ngư dân cửa biển Sông Đốc, anh Được đi biển từ lúc tuổi lên 10 nhưng nay phải cho tàu nằm bờ.

Anh Được tâm sự: “Thiếu lao động làm biển nặng nề nhất là nghề câu mực. Khi kiếm bạn, ngư phủ “hét” giá vài triệu đồng mới đi. Ráng chạy tiền cho anh em ứng để đi với mình nhưng họ nhận được tiền xong lại quay lưng. Nợ nần thua lỗ có cả phần bị giựt hàng trăm triệu đồng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo