icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần chính sách bảo vệ nông dân

LONG GIANG

20 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải di dân do thiếu nước canh tác

Ngày 5-7, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Ngoại giao tổ chức diễn đàn ASEM về an ninh lương thực bền vững tại TPHCM. Báo cáo tại diễn đàn cho biết hiện có hơn 1 tỉ người đang bị đói. Đại diện của 25 quốc gia tham dự đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể của thực trạng trên.

 
Nguyên do dẫn đến nạn đói chính là giá lương thực tăng cao. Mặt khác, giá dầu mỏ tăng vô tội vạ, nhiều nước phải chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc, dẫn đến mất cân đối nguồn lương thực.
 
Theo các chuyên gia về lương thực, biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lương thực. VN cũng không ngoại lệ. Cách nay 10 năm, ở VN tỉ lệ nguồn nước trên cho mỗi người bình quân khoảng 30.000 m³, nay chỉ còn 8.500 m³. Chưa kể mỗi năm VN mất 60.000 ha đất trồng lúa. Theo ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, tình trạng khô hạn sẽ buộc 20 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đi đến nơi khác có nhiều nước hơn.
 
Theo ông Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thống kê (Bộ NN-PTNT), nếu mực nước biển dâng cao 65 cm sẽ làm cho TPHCM bị ngập 6% diện tích; nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long ngập 13%. Diện tích trồng lúa của nhiều địa phương sẽ không thể canh tác được.
 

VN là nước xuất khẩu lớn nhưng nhà nông đang khổ sở vì giá lúa gạo quá thấp. Chỉ có thương buôn là người thủ lợi trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần phải hỗ trợ nông dân, nếu để họ tự bơi, họ sẽ chết đuối.

GS Võ Tòng Xuân

Ông Bùi Chí Bửu cho rằng dù sản xuất nông nghiệp ở VN có nhiều tiến bộ nhưng lợi tức của nhà nông quá thấp, chỉ khoảng 300 USD/người/năm. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách nông nghiệp, cho biết thêm nông dân VN chịu khổ quá nhiều, cần phải có chính sách về giá thu mua lương thực hợp lý để nông dân sống được.
 
Theo GS Võ Tòng Xuân, giá lúa hạ từng ngày làm cho nông dân nản chí muốn chuyển sang trồng các loại cây ăn trái nhưng trồng rồi lại sợ không có ai mua. Nhật, Hàn Quốc dám nâng cao giá lúa lên, trong khi ở VN vấn đề này là bài toán khó: Tăng giá lúa thì một bộ phận dân không thể mua được gạo ăn. Do đó, nhà nước phải có biện pháp nâng đỡ nông dân trồng lúa có lãi. Chẳng hạn Bộ Thương mại Thái Lan mua lúa gạo trong dân để bán lại cho các công ty xuất khẩu của họ (chấp nhận lỗ khi có biến động). Trong khi doanh nghiệp xuất khẩu ở VN chỉ thu mua khi thấy có lợi.
 
Đại diện các nước chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ nông dân cũng như người nghèo ở nước của họ. Chẳng hạn tại Ấn Độ, nhà nước đầu tư khoa học kỹ thuật cho nông dân để đưa năng suất lên đến 10 tấn/ha, có chính sách trợ cấp tối thiểu để bình ổn giá cả khi gặp khủng hoảng; thành lập tổng công ty lương thực do nhà nước nắm giữ, chi phối khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho nông dân; có chính sách bảo hiểm cho mùa vụ; cung cấp 10 tỉ tấn lương thực cho 60 triệu người nghèo.
 
Đại diện Thái Lan cho biết ở Thái Lan, các bộ, ngành đều tham gia để tạo ra nguồn lương thực dồi dào, có cả bảo hiểm cho nông nghiệp. Còn ở Philippines, nhà nước can thiệp rất sâu vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết mọi vấn đề phát sinh sao cho nông dân có lợi nhất.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo