xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần đạo luật riêng xử lý nợ xấu

SONG HÀ

Nên trao quyền cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ xấu trên cương vị của người cho vay, không cần thông qua sự chấp thuận của những khách hàng nợ trong quá trình mua bán nợ

Nợ xấu tiếp tục là “cục máu đông” gây tắc nghẽn tín dụng nhưng quá trình xử lý đang gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu… vẫn xấu!

Số liệu được Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra tại phiên chất vấn trước Quốc hội về nợ xấu cho thấy theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến tháng 7-2014, tỉ lệ nợ xấu chiếm 4,11% trên tổng dư nợ, cao hơn so với mức 3,9% cuối năm 2013. Nhưng theo số liệu giám sát thông qua mạng điện tử của NH Nhà nước, đến nay, nợ xấu xấp xỉ 8% trên tổng dư nợ.

Trong 3 năm qua, con số nợ xấu hệ thống NH đã xử lý được hơn 249.000 tỉ đồng, trong đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) mua nợ 86.000 tỉ đồng, số còn lại được xử lý bằng cách trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Trung bình mỗi năm, các NH thương mại trích dự phòng khoảng 70.000 tỉ đồng, trong 7 tháng đầu năm, con số này là 78.000 tỉ đồng. Lý giải về nguyên nhân nợ xấu tăng, người đứng đầu NH Nhà nước cho biết thường các tổ chức tín dụng sẽ tập trung xử lý nợ xấu vào dịp cuối năm. Đặc biệt, từ tháng 6-2014, NH Nhà nước áp dụng Quyết định 02 và Thông tư 09 về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp hơn so với thông lệ quốc tế nên cũng góp phần làm tăng nợ xấu. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu đến nay vẫn ì ạch. “Đến cuối tháng 9, VAMC mới mua được 47.000 tỉ đồng nợ xấu. Kế hoạch năm nay công ty sẽ mua khoảng 70.000 tỉ đồng nợ xấu, cộng với số các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nên chúng tôi tin tưởng tỉ lệ nợ xấu sẽ giảm về mức 6% trong năm nay” - ông Bình khẳng định.

Trao quyền tối thượng cho VAMC

Sau một năm kể từ ngày đi vào hoạt động, đến nay, VAMC mới mua được 86.000 tỉ đồng nợ xấu. Với chủ trương không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu nên VAMC không có nguồn tài chính mạnh để “mua đứt bán đoạn” các khoản nợ phát sinh trong hệ thống NH. Trong khi đó, ở một số nước, mỗi lần khủng hoảng tài chính, chính phủ thường huy động vốn khoảng 20%-30% GDP để xử lý nợ xấu. “Ở nước ta không có 1% nào nên các tổ chức tiền tệ quốc tế cho rằng mô hình của VAMC trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là chấp nhận được và sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ để có thêm các nguồn lực giúp giải quyết vấn đề này” - ông Bình lý giải.

Cần trao thêm quyền xử lý nợ xấu cho VAMC. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy
Cần trao thêm quyền xử lý nợ xấu cho VAMC. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy

Nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế cho rằng cần có một đạo luật riêng cho VAMC trong vấn đề xử lý nợ xấu nhằm trao quyền “tối thượng” để có thể xử lý nợ xấu một cách nhanh nhất. GS Trần Thọ Đạt và các cộng sự trong nghiên cứu của mình cho rằng nên trao quyền cho VAMC xử lý các khoản nợ xấu trên cương vị của người cho vay và không cần thông qua sự chấp thuận của những khách hàng nợ trong quá trình mua bán nợ. Liên quan đến tài sản bảo đảm, VAMC cần có quyền hạn đủ lớn để tịch thu tài sản bảo đảm gồm cả bất động sản mà không cần thông qua tòa án. “Các điều khoản này giúp công ty giải quyết được những vướng mắc về quy trình thủ tục khi xảy ra kiện tụng hay sự không đồng thuận giữa các bên về giá bán nợ và khó khăn trong xử lý, tịch thu tài sản” - GS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh. Ngoài ra, cần tăng vốn điều lệ cho VAMC nhằm tạo sự tin tưởng với các nhà đầu tư nước ngoài…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo