xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần giảm bậc thang giá điện

THANH NHÂN

Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10. Trước mắt, từ nay đến tháng 6-2016, ngành điện sẽ không tăng giá bán điện

Ngày 30-9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến “Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ” tại TP HCM.

Chưa được sự đồng tình

Tại hội thảo, đa số ý kiến đồng tình với phương án rút gọn biểu giá điện hiện tại xuống còn 3-4 bậc nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó, cần nâng mức tiêu thụ điện ở bậc thang 1 (hiện đang tính mức giá thấp nhất là 1.484 đồng/KWh) là 50 KWh đầu tiên lên 100 KWh. Theo các đại biểu, thực tế cho thấy các hộ nghèo có sử dụng thêm tivi, quạt máy... làm mức điện tiêu thụ hằng tháng vọt lên trên 50 KWh. Vì vậy, cần tăng mức tiêu thụ điện ở bậc thang 1 lên 100 KWh để hỗ trợ người tiêu dùng, đặc biệt là người dân nông thôn có thu nhập thấp.

 

Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài GònẢnh: Hoàng Triều
Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài GònẢnh: Hoàng Triều

 

Trước hội thảo tại TP HCM, EVN đã lấy ý kiến đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ tại Hà Nội và Đà Nẵng. Nhiều ý kiến trái chiều của các nhà khoa học, nhà kinh tế xung quanh đề án này cũng đã được đưa ra bàn luận, mổ xẻ. Theo đó, một số ý kiến cho rằng việc EVN cần làm là giảm chi phí chứ không phải đứng ra tự làm giá bán điện cho mình, một số khác thì đồng ý với phương án cải tiến biểu giá điện theo hướng giảm bớt số bậc thang xuống còn 3-4 bậc và phải có sự tính toán hợp lý để hài hòa, bảo đảm lợi ích người tiêu dùng.

Theo đó, EVN đưa ra 3 phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, gồm: giữ nguyên 6 bậc như hiện hành; quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá); rút gọn biểu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc xuống còn 3-4 bậc.

Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sẽ được áp dụng trong năm 2016-2017. Tháng 3-2015, EVN đã tăng giá bán điện và gây nhiều bức xúc vì thiếu hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chưa quyết phương án

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết ban soạn thảo vẫn chưa chọn phương án nào để cải tiến cơ cấu biểu giá điện. Sau khi hoàn tất lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, ban soạn thảo sẽ tập hợp các ý kiến, hoàn thiện dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10. Trước mắt, từ nay đến tháng 6-2016, EVN sẽ không tăng giá điện.

Nói về lý do cải tiến cơ cấu biểu giá điện, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, đại diện Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển Việt Nam (đơn vị tư vấn đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ), cho rằng việc cải tiến là cần thiết nhằm khắc phục những bất cập của biểu giá điện hiện tại để có biểu giá điện đơn giản, công khai, minh bạch hơn; bảo đảm phù hợp với thực tế sử dụng điện, tạo thuận lợi trong quản lý, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn. Qua đó, dần hướng tới phát triển thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh, vận hành giá điện theo cơ chế thị trường. “Việc cải tiến cơ cấu biểu giá điện là sắp xếp lại mức giá cho phù hợp nhưng không tăng giá bán điện bình quân, không tăng doanh thu ngành điện” - ông Thỏa khẳng định.

 

Phải thực hiện từng bước

Lãnh đạo EVN cho biết hiện tại cung của ngành điện chưa đáp ứng được cầu, sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt dần. Tình hình cung cấp điện ở miền Bắc khá tốt nhưng khu vực miền Nam phải tải điện từ miền Bắc về nên khi có sự cố thì giá thành điện khu vực phía Nam rất cao. So với 9-10 năm trước, ngành điện Việt Nam đã phát triển nhanh so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, từ vị trí thứ 6-7 với tổng công suất khoảng 4.000 MW/năm đã vươn lên hạng 3 với hơn 34.000 MW/năm. Mức tổn thất điện năng cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế (8% toàn hệ thống). Hiện gần 100% hộ dân tại các thành phố có điện, tỉ lệ này ở nông thôn là 98%.

Cũng theo EVN, trong bài toán giá điện, Chính phủ sẽ phải hài hòa giữa mục tiêu thị trường và giá điện chấp nhận được, do đó, việc áp dụng giá điện theo cơ chế thị trường phải tiến hành từng bước, qua nhiều giai đoạn để xã hội quen dần. Hiện tăng trưởng của Việt Nam ở mức 12%-13% nên áp lực đầu tư các nguồn điện mới cực kỳ lớn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo