Theo đó, từ ngày 5 đến 8-9 và từ ngày 15 đến 19-9, giảm từ 21,5 triệu m3/ngày xuống khoảng 11,5 triệu m3/ngày; từ ngày 9 đến 14-9 mất toàn bộ nguồn khí Nam Côn Sơn. Do cắt khí, biện pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian này là huy động 2.721 MW từ các nguồn chạy dầu. Tổng sản lượng điện chạy dầu dự kiến huy động trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn khoảng 309 triệu KWh.
Để bảo đảm cung ứng điện trong thời gian giảm, ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn, EVN đã điều chỉnh huy động nguồn, tận dụng tối đa khả năng tải của các đường dây/máy biến áp truyền tải 500/220 KV để hỗ trợ công suất từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam; từ miền Trung vào miền Nam. Ngoài ra, phối hợp chặt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cấp khí PM3 tối đa cho các nhà máy điện Cà Mau 1&2 trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn; cấp khí Cửu Long cao nhất có thể trong thời gian công tác để có thể huy động cao các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 2.1 và bảo đảm đủ nhiên liệu dầu…
Hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn đã cung ứng lượng nhiên liệu rất lớn cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam Bộ với tổng công suất lắp đặt xấp xỉ 5.300 MW, chiếm 13,5% tổng công suất đặt toàn hệ thống điện quốc gia và chiếm 40% tổng công suất đặt hệ thống điện miền Nam. Sản lượng điện huy động tối đa khoảng 118 triệu KWh, chiếm khoảng 22,4% sản lượng điện toàn hệ thống trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận (0)