xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chịu thua nhập siêu Trung Quốc

PHƯƠNG NHUNG

Định hướng giảm nhập siêu từ Trung Quốc đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa cải thiện, thậm chí còn có tín hiệu gia tăng

4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu 10,6 tỉ USD từ Trung Quốc, gấp 3,2 lần nhập siêu cả nước và tăng 26% so với cùng kỳ nhưng xuất khẩu lại giảm 1,2%. Một con số đáng ngại khác, năm 2014, thống kê trong nước cho thấy Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 43,7 tỉ USD nhưng nhiều thông tin cho rằng con số thực tế lên tới 63,7 tỉ USD!

Không thể không nhập

Theo số liệu thống kê, Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 60% là các mặt hàng nguyên liệu, phụ liệu sản xuất; 30% là máy móc thiết bị và phần còn lại là hàng tiêu dùng. Bàn về bản chất nhập khẩu Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng phải nhìn nhận thực tế là khi Việt Nam còn sản xuất gia công như hiện nay thì phải nhập siêu của Trung Quốc lâu dài. Bởi lẽ, Trung Quốc có nguồn hàng hóa, nguyên liệu phong phú, giá rẻ nên giá thành sản phẩm rẻ hơn và lợi nhuận cũng tốt hơn.

“Nếu không nhập hàng của Trung Quốc thì cũng phải tìm một thị trường giá rẻ khác tương đương để nhập, không thể thay đổi được gì. Vấn đề nằm ở bản thân nền kinh tế. Cần có những giải pháp tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế để khắc phục sự lệch lạc vốn tồn tại nhiều năm với cái nhìn toàn diện nhất, khi đó sẽ không còn phụ thuộc vào thị trường nào” - ông Bùi Trinh chỉ rõ.

Cư dân biên giới vận chuyển hàng qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn Ảnh: VĂN DUẨN
Cư dân biên giới vận chuyển hàng qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn Ảnh: VĂN DUẨN

Theo TS Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), hàng Việt Nam thời gian gần đây chất lượng đã tốt nhưng giá còn cao, trong khi phần lớn bà con nông dân hoặc bộ phận công nhân có đời sống rất khó khăn, không thể dùng hàng giá cao nên phải sử dụng hàng Trung Quốc có giá rẻ.

Ông Phương tỏ ra thất vọng khi chính ông từng có những ý kiến góp ý gay gắt, quyết liệt về việc giảm phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc thông qua xây dựng công nghiệp phụ trợ, từ chối bỏ thầu giá rẻ tạo điều kiện cho Trung Quốc nhảy vào các dự án điện, khai khoáng, xi măng… của Việt Nam nhưng chưa có kết quả.

“Khi xảy ra sự kiện biển Đông năm 2014, Chính phủ và các bộ, ngành lên tiếng mạnh mẽ về việc giảm lệ thuộc Trung Quốc nhưng cuối cùng đâu lại vào đấy. Giảm lệ thuộc vừa có lợi, vừa có thiệt nên phải cân nhắc nhưng không thể không làm được!” - TS Lê Quốc Phương bày tỏ.

Số liệu chênh lệch quá lớn

Xung quanh việc số liệu nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2014 chênh lệch đến gần 20 tỉ USD, TS Lê Quốc Phương cho rằng tình trạng số liệu thống kê không “khớp” nhau là việc bình thường và nguyên nhân nằm ở sự khác biệt giữa các phương pháp thống kê. Tuy nhiên, chênh lệch đến 20 tỉ USD là con số quá lớn.

“Nguyên nhân là do nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch rất lớn mà chúng ta không kiểm soát được hoặc cơ quan hải quan kê khai sót vì năng lực kiểm soát yếu. Cũng có thể hiểu là do quy mô buôn lậu tiểu ngạch ngày càng tăng lên. Phần hàng hóa này hoàn toàn không đưa vào số liệu thống kê” - ông Phương phân tích.

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề kiểm soát con đường giao thương tiểu ngạch, TS Phương nhận định đây là bài toán rất khó với Việt Nam. Ông dẫn chứng: “Mặt hàng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của chúng ta. Trong đó, lượng xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc chiếm gần một nửa. Đóng tiểu ngạch lại là Việt Nam chết trước. Chúng ta đang cần tiểu ngạch bởi ngoài gạo thì hoa quả và đường cũng được chúng ta xuất qua đường này nhiều nhất”.

Với quan điểm trái ngược, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh - người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thống kê - lại cho rằng buôn lậu tiểu ngạch hoàn toàn không phải là nguyên nhân dẫn đến sai lệch số nhập siêu của Việt Nam. “Có nhiều lý do nhưng không thể không đặt vấn đề có thể hàng hóa qua cửa khẩu bị “lách” luật và đánh giá trị không đúng so với thực tế bởi nó liên quan đến thuế nhập khẩu, thuế GTGT mà các doanh nghiệp phải chịu” - ông Trinh đặt giả thiết.

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thống kê, ông Trinh cho biết phần giao thương tiểu ngạch đều được cả 2 nước tính toán vào số liệu thống kê, chỉ trừ phần buôn lậu bị “qua mặt”, không thể kiểm soát được. Do đó, buôn lậu chưa hẳn là lý do dẫn đến sai số liệu từ các nguồn.

Làm đẹp số liệu?

“Không loại trừ trường hợp Trung Quốc có những cách làm đẹp số liệu để nâng cao thành tích GDP cho những mục tiêu kinh tế, tái cơ cấu của họ bởi chênh lệch các năm trước đây cũng có nhưng chỉ 3-4 tỉ USD, nay lại tăng vọt lên đến 20 tỉ USD. Còn phía Việt Nam, nếu những số liệu phía Trung Quốc đưa ra là đúng thì Việt Nam khi tính toán đến GDP năm 2014 phải trừ đi phần 20 tỉ USD đó và nền kinh tế không thể có kết quả như vừa qua được bởi 20 tỉ USD là rất lớn” - ông Bùi Trinh phân tích.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo