xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa vội nới lỏng tiền tệ

Phương Nhung

Nếu vội vàng nới lỏng chính sách tiền tệ thì có nguy cơ xóa bỏ toàn bộ thành quả ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được.

Đó là nhận định được nhiều chuyên gia kinh tế nêu ra tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu vừa được tổ chức mới đây.

Chưa vào quỹ đạo phục hồi

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dẫn các con số chứng minh năm 2013 tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước, tín dụng trong 6 tháng chỉ tăng 6,5%, đầu tư xã hội thấp, gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa, cầu rất yếu, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 4,9% so với 6,5% cùng kỳ, thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy… TS Thiên nhận xét: Các nhiệm vụ chiến lược (đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh) thực chất chưa chuyển biến, 3/4 động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và nông nghiệp đã “tắt máy”, chỉ còn duy nhất khu vực FDI là hiệu quả. Trong khi đó, những “điểm đen” của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng “vẫn còn nguyên”, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy... Trong khi kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi sau khủng hoảng năm 2008 thì kinh tế Việt Nam còn nằm ngoài quỹ đạo đó.
 
img
Nhiều chuyên gia cho rằng chưa cần nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện nay. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HỒNG THÚY

Cần ổn định kinh tế vĩ mô

Quan điểm của Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương Võ Trí Thành là phải kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi không vội vã, tái cấu trúc thì phải quyết liệt và mạnh mẽ. Ông Lê Quốc Lý, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia, cho rằng tình trạng kinh tế như trong thời gian qua là do các chính sách bị thắt chặt quá mức đột ngột, cụ thể là chính sách tiền tệ bị thắt chặt, cắt giảm đầu tư công… “Chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức làm doanh nghiệp chết, kinh tế suy kiệt vì không có năng lượng tăng trưởng” - ông Lý nói. Ông Lý đề nghị cần có chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng chi tiêu đầu tư công. Theo ông, kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô nhưng phải có bước đi thích hợp, sau đó tiến hành cải cách thể chế dần dần để doanh nghiệp và nền kinh tế không chết chứ không nên dùng các liệu pháp sốc.

Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, việc nới lỏng tiền tệ hiện nay sẽ nguy hiểm bởi tăng mạnh tín dụng sẽ làm tăng nợ xấu, tăng chi tiêu công sẽ lại gây bất ổn. Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội được ban hành đầu năm 2011, khi Việt Nam đang đứng ở bờ vực của lạm phát phi mã. Nếu không có Nghị quyết 11 thì nền kinh tế có nguy cơ sụp đổ. “Cái giá phải trả rất lớn nhưng đó là quyết định đúng nhất, giờ mà làm ngược lại, tăng tổng cầu như: tăng cung tiền, tăng chi tiêu nhà nước, chi tiêu nhân dân,… thì sẽ xóa bỏ sự ổn định kinh tế chúng ta đạt được” - ông Lịch nói.
Quyết liệt tái cơ cấu kinh tế
 
Ông Trần Đình Thiên đề xuất: Muốn tái cơ cấu đầu tư công hiệu quả thì cần sửa Luật Ngân sách, ưu tiên áp dụng hằng năm. Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung tái cơ cấu 2-3 tập đoàn kinh tế nhà nước trong vòng 6 tháng, sau đó mở rộng dần ra. Trong việc tái cơ cấu ngân hàng, cần tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề sở hữu chéo trong 2 năm. Mọi chính sách áp dụng cần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo