xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi vàng: Tránh biến tướng độc quyền

Thái Phương - Phương Anh

Nếu để một doanh nghiệp độc quyền sản xuất vàng thương hiệu quốc gia có thể sẽ xảy ra tình trạng biến tướng từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp

Từ khi có thông tin vàng SJC sẽ được chọn là vàng thương hiệu quốc gia, giá vàng trong nước liên tục cao hơn thế giới 2-3 triệu đồng/lượng dù thị trường trong nước yên ắng.

Không nên để SJC “một mình một chợ”

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vàng SJC chiếm hơn 90% thị trường đã tạo ra thế độc quyền tự nhiên cho thương hiệu này. Những lúc thị trường “nóng sốt”, vàng SJC trở nên khan hiếm khiến giá bị đẩy lên cao, chênh lệch với giá thế giới trên 3 triệu đồng/lượng, gây thiệt hại lớn cho người dân bởi họ đã phải mua vàng giá “ảo”.
Đến khi có thông tin SJC sẽ thành vàng quốc gia, giá giữa các thương hiệu vàng trở nên… loạn xạ - điều hiếm thấy trước đây. Nhiều người lo lắng vội đem vàng mua trước đó (“phi” SJC) bán rẻ hoặc đổi sang loại SJC cùng tuổi, trọng lượng nhưng mất 1-2 triệu đồng/lượng dù thực tế, 8 loại vàng miếng lưu hành trên thị trường đều do NHNN cấp phép sản xuất với cùng tiêu chuẩn chất lượng, tuổi 9999, trọng lượng 37,5 g.
Nay Nghị định 24 nêu rõ: Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng. Hiển nhiên, SJC sẽ thành vàng thương hiệu quốc gia. Từ đây, nhiều người lo ngại độc quyền Nhà nước nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến độc quyền doanh nghiệp (DN). TS Phí Đăng Minh, nguyên phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN, cho rằng nếu để một DN độc quyền sản xuất vàng thương hiệu quốc gia thì sẽ mâu thuẫn giữa một bên là lợi nhuận của bản thân DN và một bên là phục vụ mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Ví dụ, NHNN giao kế hoạch sản xuất cho SJC vào những thời điểm nhạy cảm, rất có thể xảy ra tình trạng DN này viện các lý do: không đủ vàng, máy móc, nhân công… nhằm kéo dài thời gian dập vàng miếng, gây ảnh hưởng đến nguồn cung và làm đội giá vàng trong nước. Khi đó, chênh lệch giá vàng trong nước với giá thế giới vẫn không thể thu hẹp được.

Thêm nữa, nếu chỉ có một DN sản xuất vàng miếng thì sẽ khó mà đủ nguồn cung cho thị trường. Thực tế, có nhiều thời điểm nhu cầu vàng trong nước tăng cao, cả 8 thương hiệu sản xuất vàng vẫn không đáp ứng được. Sắp tới, chỉ còn một DN thì sẽ gây khan hiếm, cầu vượt cung, đẩy giá vàng lên cao, kích hoạt thị trường “chợ đen” và nhập lậu vàng.

Cần có công ty dập vàng phi lợi nhuận

TS Phí Đăng Minh đề xuất: Để tránh biến tướng độc quyền, NHNN nên thành lập một công ty sản xuất kinh doanh vàng miếng như mô hình đã có cách đây 20 năm. Công ty này đứng ra nhập khẩu, xuất khẩu vàng nguyên giá (theo Nghị định 24 là không mất thuế), dập vàng miếng không vì lợi nhuận.
TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường ĐH Mở TPHCM, cho rằng một công ty do NHNN thành lập để quản lý việc sản xuất vàng miếng sẽ tránh được biến tướng độc quyền DN. NHNN chỉ lấy thương hiệu SJC, sau đó có thể thuê các thương hiệu vàng còn lại gia công, cùng dập vàng miếng SJC để tránh lãng phí, bởi không thể để vàng thương hiệu quốc gia cho một DN sản xuất.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh, trong dự thảo của Nghị định 24 trước đây, Nhà nước để DN được sản xuất kinh doanh vàng miếng nhưng vì lo ngại không kiểm soát được nên chuyển đổi sang thành hoạt động độc quyền do Nhà nước nắm. Như vậy, nếu thị trường tiếp tục có những cơn sốt giá như đã từng xảy ra, không có lý gì đổ lỗi cho đầu cơ hay cho DN nữa.

Khó tránh giao dịch chui

Theo Nghị định 24, muốn được NHNN cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng, DN phải có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất…
Với quy định này, số DN được kinh doanh vàng miếng sẽ giảm rất mạnh so với 12.000 DN vàng trên cả nước hiện nay. Khi đó, người dân có nhu cầu mua bán ở vùng sâu, vùng xa hoặc vào ngày lễ, cuối tuần sẽ dễ tìm đến “chợ đen” là các tiệm vàng chui để giao dịch.
Các tiệm vàng có thể núp bóng dưới dạng đổi nữ trang lấy vàng miếng của khách hàng để giao dịch mà không sợ bị phạt.

TS Vũ Đình Ánh cho rằng cần có quy định rõ được quyền mua, quyền bán hay chỉ được mua, không được bán như tại các đại lý thu đổi ngoại tệ. Các trường hợp vi phạm phải bị phạt nặng như hành vi buôn lậu tiền.

Kỳ tới: Cố kéo sát giá thế giới

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo