xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp?

Bài-ảnh-clip: Ca Linh

(NLĐO)- Dừa sáp cho giá trị kinh tế khá cao, người dân bán tại vườn trung bình từ 80.000 – 120.000 đồng/trái, cao gấp 10-20 lần so các loại dừa khác.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng dừa sáp lớn nhất nước với hơn 722 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Kè và huyện Châu Thành. Dừa sáp cho giá trị kinh tế khá cao, người dân bán tại vườn trung bình từ 80.000 – 120.000 đồng/trái, có thời điểm lên đến hơn 200.000 đồng/trái, giá bán gấp từ 10-20 lần so với các loại dừa khác.

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 1.

Dừa sáp

Dừa sáp có cơm đặc dẻo, nước sền sệt và hương vị thơm, béo. Mỗi buồng dừa chỉ có từ 2-3 trái sáp nên không đủ cung ứng trên thị trường và loại dừa này không thể nhân giống ở nhiều nơi cũng là một trong những lý do khiến giá thành dừa sáp khá đắt.

CLIP: Vườn dừa sáp cấy phôi được trồng tại Trường ĐH Trà Vinh

Nhiều người cho rằng dừa sáp chỉ trồng được ở Trà Vinh, còn trồng ở những vùng đất khác thì dừa không cho trái sáp, nguyên nhân có thể là do thổ nhưỡng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Phạm Thị Phương Thúy, Phó Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Trà Vinh, cho biết các nhà khoa học trên thế giới đã có nghiên cứu, sáp là do đặc tính di truyền, không phải do đất và trồng ở đâu cũng được.

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 3.

TS Phạm Thị Phương Thuý

"Ngày trước trồng dừa sáp thường cho tỷ lệ trái sáp rất thấp. Trong 10 cây giống thì chỉ có 4 cây giống cho trái sáp. Bà con nào lấy ngay 6 cây giống không cho trái sáp đem trồng nên không đạt.

Còn khi người dân nói dừa sáp chỉ trồng được ở Cầu Kè mới cho sáp thì ở đây có nguyên một quần thể, những nơi khác họ tò mò muốn trồng thì lấy ngay những cây giống không cho sáp, và chỉ trồng vài cây nên không có sản phẩm như mong muốn. Tuy nhiên, nếu trồng dừa sáp ở những vùng khác nhưng trồng tập trung thì tỉ lệ cho ít nhất là 25%" - TS Phạm Thị Phương Thuý khẳng định.

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 4.
CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 5.

Dừa sáp cấy phôi cho trái to, đẹp

Dù dừa sáp là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh nhưng phương pháp nhân giống truyền thống cho năng suất không ổn định, mỗi buồng dừa chỉ cho tỉ lệ trái dừa sáp từ 20-30%. Để năng cao tỷ lệ trái dừa có sáp, các giảng viên của Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu thành công nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô.

Năm 2017, Trường ĐH Trà Vinh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mang tên "Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô" với tổng kinh phí 10,5 tỉ đồng. Đề tài do TS Phạm Thị Phương Thúy làm chủ nhiệm cùng nhiều giảng viên của trường tham gia thực hiện từ tháng 6-2017 đến tháng 12-2022.

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 6.

Dừa sáp cấy phôi cho năng suất cao

Dừa sáp cấy phôi không thay đổi giống cây, chỉ thay đổi phương pháp nhân giống. Phương pháp nuôi cấy phôi là sử dụng phôi hữu tính từ trái sáp, nuôi cấy in vitro (nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở điều kiện vô trùng). Dừa sáp cấy phôi cho tỷ lệ trái sáp/buồng đến 80%, nếu trồng tập trung có thể lên đến 90%.

"Sau 5 năm trồng, dừa sáp cấy phôi mới bắt đầu thu hoạch nhưng nếu được chăm sóc tốt, dừa sẽ được thu hoạch vào năm thứ 3. Trồng dừa sáp truyền thống chỉ bón phân 1 năm 2 lần, còn kỹ thuật trồng dừa sáp cấy phôi là mỗi tháng đều bón phân. Khi cây khoẻ, đủ dinh dưỡng thì chất lượng sáp ngon, năng suất trung bình của cây dừa 7 năm tuổi khi thu hoạch đạt 97 trái/cây/năm và có thể thu hoạch trái đến khi cây 40 năm tuổi; trong khi trồng dừa sáp truyền thống chỉ đạt từ 50-60 trái/cây/năm" - TS Phạm Thị Phương Thuý thông tin.

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 7.

Dừa sáp cấy phôi có thể trồng ở những đất khác ngoài Trà Vinh

Ngoài ra, TS Phương Thuý cũng khuyến cáo khi thu hoạch dừa sáp thì chỉ nên hái nửa buồng, sau 1 tuần hãy thu nửa buồng còn lại để đảm bảo độ sáp đặc tốt hơn. Dừa sáp cấy phôi còn có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu tốt, cây có thể trồng ở các vùng cao hoặc vùng bị nhiễm mặn, chịu được độ mặn đến 15‰ và cho chất lượng sáp ổn định.

TS Phạm Thị Phương Thúy thông tin thêm: "Chúng tôi có cung cấp giống dừa sáp cấy phôi ra thị trường và được trồng ở nhiều nơi ngoài Trà Vinh thì kết quả dừa cũng cho trái sáp như trồng tại Trà Vinh. Điều này chứng minh rằng dừa sáp cấy phôi có thể thích ứng với nhiều loại đất khác nhau; chất lượng sáp của dừa là do đặc tính di truyền, không phải do thổ nhưỡng".

CLIP: Có phải chỉ Trà Vinh mới trồng được dừa sáp? - Ảnh 8.

Dừa sáp cấy phôi cho chất lượng trái ngon như dừa sáp truyền thống

Sau 6 năm triển khai đề tài, Trường ĐH Trà Vinh đã xây dựng 1 vườn cây đầu dòng dừa với diện tích 5 ha trồng 800 cây dừa sáp cấy phôi. Hiện trường đã thu hoạch khoảng 5% số cây trồng với gần 5.000 trái/tháng, mỗi cây cho ra khoảng 80 trái dừa/năm với tỷ lệ trái sáp đạt trên 90%.

Ngoài ra, trường cũng sản xuất cây giống cho người dân, cung cấp 2.000- 3.000 cây/năm cho khách hàng trên cả nước với giá 800.000 đồng/cây. Hiện quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp đang được Trường ĐH Trà Vinh đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo