xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ chế cho vay lại vốn ODA còn bất cập

Phương Nhung

Chiều 18-10, tại hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA với đại diện các cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay trong 9 tháng năm 2016, Việt Nam đã ký 35 hiệp định với tổng trị giá vốn ODA đạt hơn 4,9 tỉ USD, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, tổng giá trị giải ngân 9 tháng mới đạt 2,69 tỉ USD, chỉ bằng 81,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Báo cáo trước hội nghị, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay bên cạnh các bộ, ngành và địa phương có mức giải ngân tương đối cao như Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội, TP HCM, còn nhiều bộ, ngành và địa phương có mức giải ngân rất thấp như Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; tỉnh Quảng Ninh; Hưng Yên; Bà Rịa - Vũng Tàu; Thừa Thiên - Huế...

Nhiều dự án đầu tư có ảnh hưởng đến phát triển khu vực, liên vùng và phát triển của tỉnh nhưng chậm được triển khai giải ngân, ảnh hưởng đến phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra thực tế số vốn ODA và vốn vay ưu đãi phần lớn là các khoản vay có lãi suất và có thời gian nhất định để giải ngân. Do đó, việc chậm giải ngân không chỉ khiến nguồn vốn này tăng lãi suất trả nợ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, kế hoạch và chiến lược phát triển.

Lãnh đạo bộ này chỉ ra một trong những lý do chậm giải ngân là chính sách giải ngân ODA khá rườm rà, trong đó, vướng mắc lớn là cơ chế tài chính cho vay lại chính quyền địa phương, kéo dài thời gian có hiệu lực của khoản vay. “Theo cơ chế này, khi các tỉnh có khả năng trả nợ thì mới được vay. Như vậy, các tỉnh nghèo không trả được nợ sẽ không được vay. Bên cạnh đó, khác biệt về chính sách đền bù và tái định cư giữa Việt Nam với các nhà tài trợ cũng khiến vốn không được triển khai” - Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.

Góp ý thêm về vướng mắc này, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng quy định cho vay lại qua các tổ chức tín dụng cần được xem xét bởi các tổ chức này chịu rủi ro về tín dụng. Theo đó, trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại qua các tổ chức tín dụng thì các tổ chức đó được quyết định lãi suất. Còn trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tín dụng cho vay thì không được.

“Các khoản ODA có mục đích là vay ưu đãi, nếu ta nhập vào hoạt động của các tổ chức tín dụng thì sẽ không đạt được các điều kiện ưu đãi của ODA. Tăng cường hiệu quả của vốn ODA phải phối hợp các bộ, ngành, nếu nhập vào một kênh thì khó, nước khác họ có thể qua nhiều kênh” - bà Hồng nói.

Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ chế của nhà tài trợ là điều chuyển linh hoạt vốn ODA giữa các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ đã đề xuất cơ chế này từ trước nhưng Quốc hội đánh giá là căn cứ của nó chưa vững chắc. Do đó sắp tới, có thể tiếp tục trình Quốc hội để thảo luận và thông qua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo