xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên xây nhà “siêu nhỏ” ?

Tường Nguyên

Theo Bộ Xây dựng, để người dân có thể mua nhà ở thì chỉ còn cách tăng thu nhập người dân hoặc giảm diện tích căn hộ

Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) đã được nhìn nhận  khách quan hơn, do đó việc vực dậy nguồn lực này nhằm tạo động lực để nền kinh tế phục hồi đang là vấn đề được các bộ ngành hết sức quan tâm. Nhiều ý kiến đã đề cập vấn đề này tại hội thảo “Vực dậy nguồn lực thị trường BĐS” do Hiệp hội BĐS Việt Nam và Báo Lao Động tổ chức tại TPHCM ngày 31-5.

Tìm giải pháp vực dậy thị trường bất động sản

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết hiện Bộ Xây dựng đang chuẩn bị báo cáo Thủ tướng Chính phủ về  hiện trạng, đồng thời kiến nghị Chính phủ nhanh chóng đưa thêm những gói giải pháp nhằm vực dậy thị trường BĐS. Bởi việc thị trường BĐS suy giảm đã làm các ngành phụ trợ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Xi măng tồn kho trên 3 triệu tấn (chưa tính số tồn kho ở các đại lý), vật liệu ốp lát tồn đọng khoảng 50 triệu m2 (tương đương trên 2 tháng sản xuất - PV), kính xây hiện tồn kho tương ứng 5 tháng sản xuất, thép tồn kho 225.000 tấn… Hiện gần 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, đứng đầu là nhóm thương mại dịch vụ, BĐS, xây dựng, vật liệu xây dựng… dẫn đến nguồn thu giảm rõ rệt...
img
Thị trường BĐS đóng băng khiến hàng chục ngàn tỉ đồng trong
khối tài sản không được phát huy (ảnh chỉ có tính chất minh họa). Ảnh: Hồng Thúy

Cũng theo ông Nguyễn Trần Nam, việc các doanh nghiệp ngừng hoạt động đã dẫn đến nguồn lực hàng chục ngàn tỉ đồng nằm trong khối tài sản cố định không được phát huy, công nhân mất việc. Trong khi đó, theo kế hoạch, mỗi năm cả nước cần đến gần 100 triệu m2 nhà ở.   

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng cần phải có những biện pháp nhằm nhanh chóng giải ngân nguồn đầu tư công để kích thích các ngành vực dậy nền kinh tế. Theo ông Nghĩa, hiện còn tồn 120.000 tỉ đồng trên tổng số 184.000 tỉ đồng đầu tư công. Ngoài ra, từ các nguồn lực khác như trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng mới từ huy động vốn, vốn FDI… sẽ nâng tổng số tiền dự kiến được giải ngân từ nay đến cuối năm lên đến 500.000 tỉ đồng. Nếu số tiền này được tháo nhanh ra thị trường sẽ có tác động rất lớn.

Sẽ cho phép xây nhà “siêu nhỏ”

Không chỉ bàn những chính sách vĩ mô, nhiều ý kiến đã đóng góp về các chính sách mà Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến để trình Chính phủ, trong đó nổi bật là việc có nên cho phép xây dựng những căn nhà “siêu nhỏ” với diện tích trên dưới 25 m2.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS - Bộ Xây dựng, cho biết qua tổng hợp các ý kiến của dư luận, có ý kiến cho rằng cần phải cho phép xây dựng căn hộ diện tích nhỏ nhưng cũng có ý kiến không đồng tình. Bởi việc xây dựng nhà “siêu nhỏ” sẽ khó quản lý, gây quá tải hạ tầng, mất mỹ quan đô thị…
Ông Hà cho rằng giá thành xây dựng nhà ở phụ thuộc vào giá đất, vật liệu xây dựng và nhân công. Thực tế, giá thành nhà ở sẽ khó giảm nếu theo xu hướng của thị trường. Do vậy, để người dân có thể mua được nhà ở,  chỉ còn cách tăng thu nhập người dân hoặc giảm diện tích căn hộ.

Theo Bộ Xây dựng, tại nhiều nước hiện cũng cho phép xây dựng những căn hộ diện tích nhỏ hơn nhiều so với căn hộ bình thường. Chẳng hạn tại New Zealand trước năm 2010, có nhiều căn hộ có diện tích dưới 20 m2, thậm chí có căn hộ chỉ 12 m2. Tại Anh, diện tích tối thiểu là 33 m2. Diện tích căn hộ nhà ở xã hội nhỏ nhất tại Thái Lan là 25 m2. Tại nhiều chung cư ở Trung Quốc cho phép mỗi tầng được xây dựng một căn hộ chỉ có 20 m2…

Như vậy, tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối thiểu của nước ta (tối thiểu 45 m2 nhà ở thương mại) cao hơn quy định tại nhiều nước trên thế giới, do vậy chỉnh sửa Luật Nhà ở để cho phép xây dựng nhà có diện tích nhỏ là hợp lý.

“Còn hơn 500.000 tỉ đồng dự kiến sẽ được giải ngân trong 7 tháng cuối năm 2012, do vậy tình hình kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chắc chắn sẽ có những tín hiệu vui hơn trước…”.
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo