xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nghiệp ô tô: Lo vết xe đổ

TÔ HÀ

Chính sách không rõ ràng, thiếu nhất quán và thuế cao là cản trở lớn nhất đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo đề án mới về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt.

Loay hoay với chiến lược

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết đề án đặt ra 3 đột phá quan trọng. Đó là tạo sự ổn định, nhất quán và rõ ràng về chính sách cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy, đặc biệt là chính sách thuế. Cụ thể là xây dựng một lộ trình giảm thuế ổn định theo các cam kết quốc tế, có tính dự báo đến năm 2018 để các doanh nghiệp (DN) có hướng đầu tư. Hướng tới áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% hoặc mức sàn đối với vật tư, vật liệu nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được…

img
Khách hàng tham quan triển lãm ô tô Việt Nam tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Một lần nữa Bộ Công Thương cũng xác định ưu tiên hàng đầu cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, trong đó xác định rõ các phân khúc thị trường, sản phẩm và có tính đến các yếu tố đóng góp khác để phục vụ mục tiêu tổng thể của nền kinh tế. Các dòng sản phẩm xe buýt, xe tải, xe tiết kiệm nhiên liệu sẽ được đề xuất giảm một nửa thuế GTGT so với mặt bằng chung để tạo ra sức hút đầu tư...

Các chính sách hỗ trợ cũng được Bộ Công Thương lưu ý khi tiếp tục đưa dự án sản xuất phụ tùng ô tô vào danh mục khuyến khích đầu tư của ngành công nghiệp hỗ trợ, được sử dụng cơ chế ưu đãi liên quan về đầu tư phát triển và hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Đặc biệt là Bộ Công Thương đang lên kế hoạch xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu đầu tiên là thu hút đầu tư từ khối DN nhỏ và vừa, sau đó là các thành phần DN khác...

Tuy nhiên, việc tiếp tục lập chiến lược công nghiệp ô tô trong khi thời hạn mở cửa hoàn toàn thị trường năm 2018 đã cận kề khiến nhiều chuyên gia lo ngại trở tay không kịp.

Không thể tận thu

Tại diễn đàn DN Việt Nam diễn ra đầu tháng 12, nhóm công tác công nghiệp ô tô, xe máy bao gồm các chuyên gia trong và ngoài nước đã tổng kết mức sụt giảm tiêu thụ ô tô ở các nước do ảnh hưởng bởi thiên tai, bất ổn chính trị nằm trong khoảng 20%. Còn tại Việt Nam, mức sụt giảm trong vòng hơn một năm nay lên đến 35%-50% do có tác động từ những đề xuất, chính sách thuế phí. Nhóm công tác đề xuất phải đưa công nghiệp ô tô vào ngành công nghệ cao để có chính sách ưu đãi phát triển phù hợp, tương xứng.

Chính sách không rõ ràng, thiếu nhất quán và thuế cao là cản trở lớn nhất đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo thống kê của nhóm công tác này, xe lắp ráp trong nước chịu thuế suất trung bình khoảng 20%, xe nhập khẩu nguyên chiếc chịu 68%-70% thuế nhập khẩu; 45%-60% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% GTGT và phí trước bạ là 10%-20%, tùy địa phương.

Đáng lưu ý là chính sách thuế liên tục thay đổi, ít nhất mỗi năm một lần gây tác động trực tiếp tới cầu thị trường và khiến nhà sản xuất trở tay không kịp. Đối với DN thương mại, thuế tăng, xe ế thì hạn chế nhập về để bảo toàn vốn nhưng đối với DN lắp ráp không thể đối phó kịp. Bởi hệ thống cung ứng sản xuất trong ngành hoạt động phải dựa trên quy trình có thời gian bình quân 10 tháng, DN phải đầu tư ứng trước một khoản vốn lớn từ 3-4 năm trước.

Giám đốc một DN kinh doanh ô tô cho rằng vào thời điểm này, xuất phát điểm của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không có lợi thế gì hơn so với quy hoạch của giai đoạn 10 năm trước. Nếu không có đột phá khó có thể thực hiện được. Vị lãnh đạo này cho rằng không lo về năng lực của DN mà cần xây dựng chính sách phù hợp, nhất quán.
 
Ví dụ, chúng ta có chủ trương phát triển dòng xe tải, xe buýt, Công ty Ô tô Trường Hải, GM có đủ sức làm nhưng nhiều dự án xe buýt lại xin nhập khẩu ưu đãi thuế. Hoặc DN làm xe con đề xuất đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 50% thì giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Công Thương đồng ý nhưng Bộ Tài chính bác nên không được ưu đãi.

Một chuyên gia kinh tế bình luận việc đánh thuế ô tô rất cao ngay từ đầu vào (đặc biệt là đối với xe nhập khẩu) như Việt Nam cũng tác động lớn làm hạn chế cầu tiêu dùng, qua đó hạn chế nguồn cung. Chính sách thuế cao cũng là nguyên nhân đẩy giá ô tô của Việt Nam quá cao so với khu vực khiến cầu tiêu dùng không thể tăng cao. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ đạt tỉ lệ 2 xe/1.000 dân. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng chỉ đóng góp vào GDP 3%-5% trong khi tỉ lệ trung bình của nhiều nước trong khu vực là 10%.

Tiêu thụ ô tô giảm 28% so với cùng kỳ

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 11, thị trường ô tô đã tăng nhẹ, phần nào giải tỏa sức ì của thị trường kéo dài nhiều tháng qua. Trong tháng doanh số bán toàn thị trường (gồm xe lắp ráp và xe nhập khẩu) đạt 9.570 chiếc, tăng 20% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong số này có 4.048 chiếc xe con và 5.522 chiếc xe tải, tăng tương ứng 25% và 16% so với tháng trước. Nếu tính theo nguồn gốc, lượng xe lắp ráp trong nước tiêu thụ được 7.789 chiếc, tăng 15%; xe nhập khẩu tăng đột biến 46% so với tháng trước, lên 1.781 chiếc.

Mặc dù có dấu hiệu khởi sắc nhưng nhìn chung, thị trường vẫn ảm đạm. 11 tháng, doanh số toàn thị trường đạt 82.654 chiếc, giảm 28% so với cùng kỳ.
T.Nhân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo