xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công ty đầu tiên xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch

CÔNG TUẤN

(NLĐO) - Việc xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch sẽ góp phần giải quyết chuyện khan hiếm cát xây dựng và nạn “cát tặc” gây nguy hại cho hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL.

Ngày 20-3, Công ty Cổ phần Cát Đá Sàng Rửa Sạch (TP Cần Thơ) đã nhận được kết quả thí nghiệm từ Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng) đối với mẫu cát nước mặn sau xử lý thành cát sạch để phục vụ trong xây dựng.

Công ty đầu tiên xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch - Ảnh 1.
Công ty đầu tiên xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch - Ảnh 2.

kết quả thí nghiệm cát nhiễm mặn trước và sau khi qua xử lý bởi Công nghệ Phan Thành. Ảnh: CHÂU HOÀNG

Theo đó, mẫu cát nước mặn lấy tại các mỏ cát ở Bình Thuận, Móng Cái, Bà Rịa – Vũng Tàu, … có mức độ nhiễm mặn khoảng 0,255% nhưng qua xử lý bởi thiết bị Công nghệ Phan Thành (Công ty TNHH Xây dựng thương mại vận tải Phan Thành) thì độ nhiễm mặn chỉ còn 0,005%. Trong khi đó, theo yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006 về độ nhiễm mặn ion clo- thì < 0,01% đối với bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước; < 0,05% đối với bê tông dùng trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường. Từ kết quả thí nghiệm này, Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và xây dựng nhận xét mẫu cát nhiễm mặn qua xử lý bởi Công nghệ Phan Thành là mẫu cát nằm trong vùng cốt liệu vô hại.

Công ty đầu tiên xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch - Ảnh 3.

Dây chuyền xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch. Ảnh: CHÂU HOÀNG

Ngoài ra, kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ cũng cho thấy mẫu cát nhiễm mặn qua xử lý bởi Công nghệ Phan Thành chỉ còn hàm lượng Clorua 0,004-0,007%. Đây được xem là đơn vị đầu tiên của cả nước xử lý thành công cát nhiễm mặn thành cát phục vụ cho xây dựng.

Công ty đầu tiên xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch - Ảnh 4.

Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ. Ảnh: CHÂU HOÀNG

Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, việc Công ty TNHH Xây dựng thương mại vận tải Phan Thành áp dụng công nghệ xử lý để chế biến cát nhiễm mặn thành cát không nhiễm mặn tương đương chất lượng của cát nước ngọt và mức muối ion clo- đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết chuyện khan hiếm cát xây dựng và nạn "cát tặc" gây nguy hại cho hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL thời gian gần đây.

Ông Võ Tấn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại vận tải Phan Thành, cho biết công ty khởi xướng công nghệ rửa cát xây dựng từ năm 2007. Mục đích là sử dụng nguồn tài nguyên cát hợp lý cho sản xuất bê tông và vữa thay vì dùng cho san lấp, góp phần biến cát bẩn thành cát sạch thỏa mãn chất lượng và tuổi thọ công trình; tiết kiệm từ 10 – 17% lượng xi măng trong cấp phối bê tông và vữa (theo đề án nghiên cứu sử dụng cốt liệu "cát, đá" cho bê tông xi măng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế của Trường ĐH Cần Thơ); hạn chế thấp nhất hiện tượng co ngót bê tông và gây nứt kết cấu công trình; tiết kiệm chi phí nhân công, không tốn công sàng thủ công tại công trường (khoảng 80.000 đồng/khối)….

Khả năng rửa sạch tạp chất và sàng lọc phân loại cát bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch Phan Thành đã được kiểm chứng qua kết quả xử lý thành 3 loại cát thành phẩm, như: Loại 1: cát to sạch hơn cát gốc dùng cho bê tông; loại 2: loại cát nhỏ hơn dùng cho xây trát và loại 3: phần cát cực mịn dùng cho san lấp nền.

"Công ty chúng tôi sử dụng nguồn tài nguyên cát nhiễm mặn ven bờ biển Việt Nam thay vì không sử dụng được hoặc chỉ dùng cho san lấp như từ trước đến nay. Việc nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch được công ty tiến hành trong năm 2017, qua đó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vận chuyển cát mua từ nơi khác đến; tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, giải quyết vấn nạn khan hiếm cát xây dựng hiện nay, giảm giá thành cát xây dựng bởi công nghệ của Công ty Phan Thành ứng dụng với quy mô công nghiệp với công suất bình quân lý tưởng từ 150 m3 – 200 m 3 cát/giờ" – ông Dũng khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo