xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cung - cầu chưa gặp nhau

THANH NHÂN

Nhà cung cấp phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc khắc phục những hạn chế về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng mẫu mã, bao bì để mở rộng đầu ra cho sản phẩm

Tại hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh miền Đông - Tây Nam Bộ diễn ra sáng 7-11 ở TP HCM, nhiều hạn chế của đơn vị cung ứng địa phương đã được các hệ thống phân phối chỉ ra.
img
Nhiều mặt hàng được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh miền Đông - Tây Nam Bộ Ảnh: Hồng Thúy

Chưa bảo đảm an toàn thực phẩm

Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết 2 năm nay, Saigon Co.op tham gia cùng Sở Công Thương TP trong các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, ký trên 60 hợp đồng hợp tác nguyên tắc. Bộ phận thu mua của Saigon Co.op cũng trực tiếp đến các nhà vườn, đơn vị thu mua, HTX và đã ký trên 100 hợp đồng thu mua hơn 26.000 tấn hàng hóa với tổng giá trị khoảng 2.600 tỉ đồng. Việc hợp tác này quan trọng, có ý nghĩa lớn, giúp người dân TP và cả nước tiếp cận những sản phẩm độc đáo. Hiện thị trường hàng hóa đa dạng, sản phẩm đầy ắp, hàng hóa muốn vào siêu thị phải đáp ứng các yêu cầu về tính ưu việt, độc đáo. Tuy nhiên, không phải tất cả nhà cung ứng hàng nông sản, đặc sản của các tỉnh, thành ký kết với Saigon Co.op đều thỏa được những tiêu chí này, đặc biệt là về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Có những doanh nghiệp (DN) sau khi ký hợp đồng nguyên tắc, Saigon Co.op kiểm tra thực tế thì phát hiện điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không đạt. Chúng ta nên quan tâm hơn nữa về quy trình sản xuất, vận hành nội tại của DN. Bản thân DN cần đầu tư nhiều hơn cho cải tiến chất lượng, bao bì sản phẩm” - bà Thu nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc điều hành phía Nam của hệ thống siêu thị Big C, với mặt hàng thực phẩm, một trong những hạn chế của DN vừa và nhỏ là chưa có giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc chứng nhận đã hết hạn, chưa được cấp mới; thiếu những giấy tờ về công bố chất lượng sản phẩm...

Quy mô rời rạc, khó tìm đầu ra

TP HCM hiện là thị trường tiêu thụ chính đối với nhiều loại hàng hóa, nông sản từ các tỉnh lân cận. Có đến60%-70% sản lượng nông sản trên địa bàn là của các tỉnh miền Đông - Tây Nam Bộ. Ngoài việc thu mua nông sản từ các tỉnh, nhiều DN ở TP HCM cũng đầu tư trang trại, lập nhà máy sản xuất tại các tỉnh và đưa hàng về TP tiêu thụ. Thế nhưng, theo nhiều DN, việc hợp tác kết nối cung - cầu chỉ thật sự hiệu quả khi các địa phương tập trung được nguồn nguyên liệu. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã giảm thu mua heo từ Long An vì không thể tổ chức thu gom heo rời rạc từ các hộ nông dân. Ngược lại, các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp... thực hiện rất chuyên nghiệp việc tập trung nguồn nguyên liệu nên Vissan thuận lợi khi thu mua.

Hệ thống siêu thị Big C cũng không thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà vườn, nông dân vì họ sản xuất nhỏ, rời rạc. Vì vậy, đơn vị chủ yếu mua hàng từ các HTX hoặc một số DN thu mua. Ông Nguyễn Xuân Hải phàn nàn: “Cái khó là khi có nhu cầu đột biến về nông sản, nhà cung cấp không cung cấp đủ theo đơn đặt hàng trong thời điểm nhất định. Ngoài ra, việc sản xuất rời rạc, thiếu tập trung ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”.

Theo ông Hải, việc kết nối cung - cầu, hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ cần có 3 vai trò nòng cốt. Trước tiên, nhà phân phối phải quyết tâm hỗ trợ DN thông qua các chương trình hành động cụ thể của mình. Thứ hai, nhà sản xuất phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng các yếu tố hàng đầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến mẫu mã. Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện tốt vai trò hướng dẫn nhà sản xuất vừa và nhỏ hoàn thành sớm các thủ tục pháp lý để đưa hàng vào siêu thị.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết TP và các tỉnh vẫn đang tiếp tục tổ chức khảo sát, kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ. Bản thân các DN, HTX phải nâng năng lực lên theo yêu cầu của thị trường. Riêng với đầu ra cho sản phẩm của các HTX nông nghiệp, bà Hồng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật để các HTX đưa sản phẩm vào hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Ký 229 hợp đồng nguyên tắc

Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh miền Đông - Tây Nam Bộ đã thu hút 350 DN tham gia, trong đó có 156 DN chủ chốt của TP HCM; 181 DN từ 20 tỉnh, thành miền Đông - Tây Nam Bộ và 8 DN đến từ các tỉnh, thành phía Bắc. So với năm 2012, lượng DN tham gia chương trình tăng 68%.

Theo bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, trước đây, nhà phân phối phải đến từng vùng để mua đặc sản địa phương thì tại hội nghị, nhà phân phối đã gặp gỡ trực tiếp nhà cung cấp. 76 hệ thống phân phối đã ký 229 hợp đồng nguyên tắc hợp tác với 136 DN, HTX các tỉnh, thành. Riêng Saigon Co.op đã ký hợp tác với 20 DN, HTX.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo