icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc "săn lùng" cổ phiếu ngân hàng trên thị trường

HẢI LÝ (TBKTSG)

Giữa năm 2001, ông C. bán số cổ phiếu của Ngân hàng Á Châu (ACB) trị giá 400 triệu đồng mà ông đã nắm giữ ba năm liền với giá 1 tỉ đồng. Khi đó ông cho rằng quyết định của mình là tối ưu vì cổ tức của ACB cho đến thời điểm ông bán chỉ khoảng 12% - 13%/năm, với lại khó có thể đòi hỏi một mức lãi cao hơn 2,5 lần so với mệnh giá ban đầu.

Nhưng bây giờ nghĩ lại, ông tiếc vì năm 2002 ACB trả cổ tức 30%, năm 2003 - 25%; giá mua - bán cổ phiếu cũng đã nhích lên 2,6 - 2,7 lần.

Nhẫn nại

Một số người đang sở hữu cổ phiếu ngân hàng nhận xét muốn mua cổ phiếu của các tổ chức tín dụång trước tiên phải nhẫn nại. Sự nhẫn nại ở đây không đơn giản chỉ là chờ đợi, mà chủ yếu là thu thập thông tin về ngân hàng và nắm bắt thời cơ ngân hàng bán cổ phiếu ra công chúng qua những đợt tăng vốn điều lệ để đăng ký trước.

Hiện có không ít ngân hàng đang và sắp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, như: Việt Á, Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Quân Đội, Đông Á... Ngân hàng Việt Á, theo ông Nguyễn Công Tụ, tổng giám đốc, đang bán 20 tỉ đồng cổ phiếu ra bên ngoài với giá bằng l,5 lần mệnh giá ban đầu. ''Chúng tôi chủ trương bán lẻ cho người dân, nên tốc độ bán hơi chậm, nhưng khá ổn định” - ông Tụ nói. Gọi là ''hơi chậm'', nhưng Việt Á cũng bán được trung bình 1 tỉ đồng/ngày và thời gian bán sẽ không kéo dài quá ba tuần. Trước đó, một đơn vị đã thương lượng với Việt Á mua hết 20 tỉ đồng cổ phiếu với giá bằng l,4 1ần mệnh giá ban đầu, nhưng ngân hàng không đồng ý. Năm 2003, Việt Á trả cổ tức 15% và mức này sẽ được duy trì cho những năm tới. Ngoài ra, năm 2005 Việt Á sẽ huy động thêm 50 tỉ đồng vốn điều lệ và những cổ đông hiện hữu sẽ được mua thêm với giá bằng với mệnh giá ban đầu. Như vậy, nếu mua cổ phiếu của Việt Á bây giờ và sang năm tiếp tục mua, thì mức giá san sẻ sẽ chỉ còn khoảng l,2 - l,5 lần mệnh giá ban đầu.

Cổ phiếu giá cao

Mua cổ phiếu ngân hàng thực ra không khó. Cái khó là mua được cổ phiếu của những ngân hàng làm ăn tốt, cổ tức cao. Những ngân hàng lợi nhuận ở mức trung bình, cổ tức 6% - 7%/năm, cổ phiếu bán đúng bằng mệnh giá ban đầu, phát hành hằng tháng cũng không hết. Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM, nhận xét: ''Người ta nhắm tới ba mục đích khi bỏ tiền vào ngân hàng: Thứ nhất là cổ tức phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng; thứ hai là cổ phiếu có tính thanh khoản, có thể chuyển nhượng dễ dàng khi cần tiền; thứ ba nếu giữ lâu dài, phải có lời khi bán lại''.

Tuy nhiên, số ngân hàng làm ăn hiệu quả không nhiều, hơn nữa những ngân hàng này thường ưu tiên bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên, cổ đông cũ nên cổ đông mới phải mua với giá cao hơn mệnh giá.

Vấn đề là mức tăng bao nhiêu để nhà đầu tư chấp nhận? Chẳng hạn Sacombank dự tính tháng 6-2004 sẽ tăng vốn điều lệ từ 505 tỉ đồng lên 700 tỉ đồng, nhưng chỉ cổ đông cũ được mua đúng mệnh giá, còn cổ đông mới ''mua với giá nào sẽ do Hội đồng Quản trị quyết định'' – một lãnh đạo của Sacombank cho biết. Sacombank đang chuẩn bị thủ tục để được chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán và cổ phiếu ngân hàng này được giao dịch tương đối nhiều ngoài thị trường tự do với giá dao động từ l,35 - l,5 lần mệnh giá ban đầu.

Một trong những cổ phiếu được các nhà đầu tư chú ý là cổ phiếu Ngân hàng Đông Á. Hơn mười năm liền, cổ tứác của Đông Á luôn ở mức 24%/năm, mức mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong ước.

 ACB trong năm nay cũng sẽ phát hành  thêm 50 tỉ đồng cổ phiếu, nhưng không bán ra ngoài. Những người muốn sở hữu cổ phiếu ACB chỉ còn cách tìm mua trên thị trường tự do. Eximbank, theo ông Trần Minh Khởi, phó tổng giám đốc, sẽ bán cổ phiếu với hai mức giá: Cổ đông cũ và nhân viên ngân hàng được mua với giá bằng mệnh giá ban đầu. Riêng giá bán cổ phiếu cho cổ đông mới sẽ theo giá thị trường tại thời điểm phát hành. Giữa năm, Ngân hàng Quân đội sẽ phát hành thêm 50 tỉ đồng cổ phiếu, nhưng chỉ bán một phần rất nhỏ ra ngoài. Ông Đặng Quốc Tiến, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Quân Đội tại TPHCM, ''bật mí'' ngân hàng ông chưa tính đến việc phát hành thêm cổ phiếu theo giá cao hơn mệnh giá ban đầu, nhưng đối tượng phát hành không rộng rãi. Cổ tức của Ngân hàng Quân Đội năm 2003 là 15%, nhưng điều đáng quan tâm hơn là ngân hàng này có tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn l% và tốc độ tăng trưởng khoảng 20% – 30%/năm.

Cổ đông trong nước cạnh tranh với cổ đông nước ngoài

Hiện nay, các nhà đầu tư trong nước phải cạnh tranh với nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì hầu hết các ngân hàng đều tính toán sẽ bán một tỉ lệ nhất định cổ phần cho các đối tác nước ngoài có khả năng giúp họ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ và kiểm soát tốt hơn hoạt động tín dụng. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital (Anh) đang là cổ đông của Sacombank, ACB. Eximbank và Đông Á đang tìm các đối tác là ngân hàng nước ngoài giàu kinh nghiệm để hỗ trợ họ đào tạo nhân viên.

Mặt khác, khi vốn điều lệ được tăng lên đến hàng tỉ đồng, việc duy trì mức cổ tức cao sẽ rất khó với các ngân hàng. Đây cũng là điểm mà các nhà đầu tư vào ngân hàng phải tính đến.

Giữa năm 2001, ông C. bán số cổ phiếu của Ngân hàng Á Châu (ACB) trị giá 400 triệu đồng mà ông đã nắm giữ ba năm liền với giá 1 tỉ đồng. Khi đó ông cho rằng quyết định của mình là tối ưu vì cổ tức của ACB cho đến thời điểm ông bán chỉ khoảng 12% - 13%/năm, với lại khó có thể đòi hỏi một mức lãi cao hơn 2,5 lần so với mệnh giá ban đầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo