xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Quốc hội nêu trách nhiệm điều hành xuất khẩu gạo

Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ cần thẳng thắn đánh giá trách nhiệm của cơ quan tham mưu, việc điều hành dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới.

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 15-6, các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã đề cập đến vấn đề điều hành xuất khẩu gạo còn lúng túng đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân.

Giải trình và làm rõ một số vấn đề ĐB nêu về xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết có sự điều hành chưa thật sự thông suốt. Nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vẫn bày tỏ sự lạc quan khi dẫn kim ngạch xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu 3,06 triệu tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 và kim ngạch đạt tới 1,48 tỉ USD, tăng 25,44%.

Trở lại với vấn đề điều hành xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết khi Chính phủ xem xét đánh giá tình hình chung trong điều hành xuất khẩu gạo, bối cảnh trong nước và quốc tế có một số diễn biến tương đối phức tạp.

Đại biểu Quốc hội nêu trách nhiệm điều hành xuất khẩu gạo - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm rõ một số nội dung về việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua - Ảnh: Nguyễn Ý

Theo đó, các nước đang ở thời kỳ chống dịch Covid-19 rất căng thẳng, khiến nhiều nước lo lắng về câu chuyện an ninh lương thực, rất nhiều nước tăng mua và tăng tích trữ lương thực. Vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở Việt Nam cũng đặt ra những vấn đề về an ninh lương thực.

Người đứng đầu Bộ Công Thương nhắc lại tại Việt Nam, giá gạo liên tục tăng nhanh, trong thời gian của 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo cũng tăng rất nhanh, tăng tới 31,7% so với cùng kỳ. "Và nguy cơ, nếu như trong 15 ngày sau của tháng 3 mà tiếp tục tăng như vậy thì theo dự tính của chúng tôi cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, đến đầu vụ Hè Thu có khả năng sẽ bị thiếu hụt nguồn cung của lương thực"- ông Trần Tuấn Anh lý giải.

Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp để đánh giá, cân nhắc tình hình. Trên cơ sở báo cáo chung của các bộ, ngành và của Bộ Công Thương về các giải pháp, trong đó có 2 giải pháp được báo cáo, cụ thể là quản lý xuất khẩu gạo theo hạn ngạch hoặc tạm dừng và tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo.

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 để đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo cũng như ổn định giá gạo trong nước và chủ động trong việc dự trữ lương thực.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành đã nhận được ý kiến báo cáo phản ánh của nhiều địa phương và của doanh nghiệp đánh giá khả năng trữ lượng gạo vẫn còn có lượng tồn trữ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở trên địa bàn cả nước. Vì vậy, các bộ, ngành đã chủ động và báo cáo với Thủ tướng, Thủ tướng đồng ý cho phép kiểm tra, đánh giá lại toàn diện về các hợp đồng đã đăng ký xuất khẩu gạo cũng như hợp đồng gạo đã giao.

Sau khi các bộ ngành đã báo cáo kết quả đánh giá lại về lượng gạo, Thủ tướng đã đồng ý điều hành xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4-2020. Sau đó, hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường trong tháng 5.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết còn những vấn đề còn có bất cập Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, rút kinh nghiệm để đảm bảo điều hành có hiệu quả, từ đó để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các khuôn khổ pháp luật để điều hành xuất khẩu gạo cũng như đảm bảo an ninh lương thực. "Chúng tôi cũng đang tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng cùng các bộ, ngành"- ông khẳng định.

Sau phần giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ĐB Nguyễn Thanh Xuân (TP Cần Thơ) cho rằng Bộ trưởng đã có ý kiến, nhưng báo cáo của bộ chỉ mới nói về phần tích cực. Theo ĐB Xuân, sự kiện tạm dừng xuất khẩu gạo vào tháng 3 được quyết định nhanh và khi cho xuất khẩu lại càng nhanh hơn.

"Sự việc này đã thể hiện sự nóng vội, vai trò tham mưu của bộ, ngành, của Chính phủ có nhiều bất cập, thậm chí cho thấy không nắm bắt đầy đủ thông tin về thực trạng tình hình xuất khẩu gạo cả nước, nhất là ở vựa lúa lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long"- ĐB Nguyễn Thanh Xuân nói.

Vị đại biểu TP Cần Thơ nhấn mạnh quyết định điều hành gạo vừa qua gây thiệt hại cho doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các đối tác, do không xuất hàng đi được và phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng nhất định đến cơ hội xuất khẩu giá cao, có lợi cho người sản xuất.

"Tôi xin được đề nghị Chính phủ cần thẳng thắn đánh giá, trách nhiệm và cơ quan tham mưu, phương pháp điều hành, về việc dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới. Mỗi quyết định của Chính phủ, tôi nghĩ khi tổ chức thực hiện phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và đừng để sự nóng vội và thiếu tính toán mà gây thiệt hại không đáng có"- ĐB Nguyễn Thanh Xuân đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo