Ông Đông nói về cây mai dát vàng
Đại gia này dùng vàng để che cái thẹo cho cây mai vàng
Ông Đông tiết lộ số vàng dát lên cây mai cổ
Nằm trong khuôn viên của Câu Lạc bộ mai vàng TP Sa Đéc, cây mai dát vàng được đặt ở một vị trí khá dễ nhìn và thu hút. Theo đó, chủ nhân của cây mai dát vàng là ông Vũ Đức Đông (ngụ TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Chủ nhân đang chăm sóc cây mai dát vàng trong vườn rất tỉ mỉ
Ông Đông cho biết khoảng 5 năm trước, ông tình cờ mua được cây mai trăm năm tuổi này lúc còn nguyên thủy ở Vĩnh Long. Mua về, ông chỉ đặt cây mai này trong khuôn viên vườn nhà, qua thời gian chăm sóc, ông mang ra trưng bày và nhờ anh em chơi mai lâu năm tư vấn thêm để cây có giá trị hơn.
Toàn bộ thân, gốc và chi của cây mai có cấu tạo độc đáo
Thoạt nhìn, chiều cao của cây tính từ mặt rễ lên là 2m, bề hoành 1m. Ngoài ra, phần gốc của cây mai có rất nhiều cục u lớn, trong đó có nhiều hình dáng của các con rồng tụ lại.
Cận cảnh cây mai dát 9 chỉ vàng thành hai chữ Tuệ - Sâm
Khi được hỏi về ý nghĩ táo bạo này, ông Đông cho biết: "Hơn 1 năm trước, gốc mai cổ có một chỗ bị khuyết nên tôi quyết định thuê người từ TP HCM xuống dát 9 chỉ vàng SJC lên hai chữ Tuệ - Sâm. Chữ này là tên của cha mẹ tôi và cũng là tên căn villa của gia đình".
Cũng theo đại gia này, từng chi và tàn của cây mai chưa qua bàn tay chỉnh sửa của con người. Với kiểu dáng lạ và độc đáo, một số người đam mê mai vàng đến trả giá khoảng 2 tỉ đồng nhưng ông Đông không bán
Nhiều cây mai cổ quý hiếm được trưng bày tại Câu Lạc bộ mai vàng TP Sa Đéc có giá trị vài tỉ đồng
Theo ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ mai vàng TP Sa Đéc, cây mai dát vàng của ông Đông có điểm nổi bật nhất là nó thuộc loại mai cổ; phần gốc, thân đều rất đặc biệt. Phần cành ở gốc cây mai khi Tết, lặt lá xong thì như một mâm vàng, phần trên như một mâm xôi. Điều này khiến chủ nhân tạo phần gốc cây như một mâm vàng, ở trên là tháp vàng.
Ngoài mai, các loại kiểng cổ quý hiếm khác cũng được các nghệ nhân trưng bày
Thời gian qua, tại Câu Lạc bộ mai vàng TP Sa Đéc cũng có hàng trăm cây mai cổ, đa phần mai xù thuộc dạng quý hiếm, trị giá từ 10 triệu đồng đến hàng tỉ đồng.
Bình luận (0)