xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh bật hàng ngoại

THANH NHÂN

Gặp chúng tôi một ngày cuối năm, ông Quách Hưng Tòng, Giám đốc Công ty TNHH Hải Minh, khoe vừa xuất 10 container kẹo, mứt và giỏ quà gói sẵn sang Mỹ để kịp bán Tết.

 Hơn 30 loại trong lô hàng này chỉ là những món thời vụ trong số hơn 900 mặt hàng ăn vặt, quà quê mà Hải Minh xuất bán hằng năm.

Phút thảnh thơi của ông Quách Hưng Tòng. Ảnh: Quang Liêm

Phút thảnh thơi của ông Quách Hưng Tòng. Ảnh: Quang Liêm

Từ nỗi ám ảnh hương vị quê nhà...

Năm 1979, chàng trai Bạc Liêu 22 tuổi Quách Hưng Tòng xuất ngoại. Những ngày đầu ở Mỹ, ông vừa học vừa làm đủ nghề để mưu sinh rồi tích lũy vốn mở cửa hàng nhỏ. Nhờ quen biết các nhà xuất khẩu, ông bắt đầu dò dẫm nhập thực phẩm từ Thái Lan sang Mỹ bán.

Lần đầu về thăm Việt Nam sau 10 năm xa xứ, ăn lại những món dân dã, ông Tòng chợt nhận ra quê nhà có quá nhiều đặc sản. Hiểu được nỗi ám ảnh hương vị quê nhà của những người con tha hương, ông quyết định tìm đường xuất khẩu thực phẩm Việt sang đất Mỹ.

Ông Tòng nhớ lại: “Lúc ấy, tôi nghĩ thay vì làm ăn với người Thái, hướng dẫn họ chế biến tương cà, mắm muối… theo khẩu vị người Việt thì mình xuất khẩu hàng Việt Nam chính gốc, qua đó giúp bà con công ăn việc làm. Hải Minh ra đời từ đó. Khi ấy nước ta còn bị cấm vận, Hải Minh phải bán hàng qua trung gian ở Hồng Kông rồi đối tác ở đây xuất qua Mỹ. Năm 1995, Việt Nam - Mỹ bình thường hóa quan hệ, Hải Minh xuất hàng thẳng cho một đầu mối ở Mỹ”.

Từ lô hàng đầu tiên năm 1989 là mứt mãng cầu xiêm được cộng đồng người Việt ở Mỹ nồng nhiệt đón nhận, Hải Minh xuất tiếp lô thứ hai là chổi quét nhà và cũng được khách hàng ưa thích. Những lô hàng tiếp theo, Hải Minh tăng chủng loại sản phẩm. Đến năm 1992, ông Tòng quyết định xây nhà máy ở huyện Củ Chi, TP HCM và nhập máy móc, thiết bị về sản xuất, đóng gói hàng xuất khẩu.

Ngoài các món chủ lực như mắm nêm, bánh tráng, nước tương... tự sản xuất, trên 70% mặt hàng Hải Minh đặt các nhà cung cấp gia công hoặc mua nguyên liệu về chế biến lại theo công thức riêng. Với hơn 900 mặt hàng mang 4 thương hiệu Cô gái Việt Nam, Quê hương, Đồng quê, Best, mỗi tháng Hải Minh xuất khoảng 8-12 container - tương đương 200 tấn - sang Mỹ, New Zealand, châu Âu. Tại Mỹ, sản phẩm của Hải Minh phủ khắp các chợ, siêu thị của người Việt, phục vụ cả cư dân đến từ các nước Đông Nam Á.

“Thị trường còn rộng lắm, thỏa sức cho các doanh nghiệp cùng khai thác. Riêng ở Mỹ, hàng hóa của tôi đã có mặt hơn 20 năm, gây dựng được thương hiệu nên không ngại bị cạnh tranh.

Các loại mắm của Hải Minh đã chiếm lĩnh thị trường, riêng mắm nêm đã đánh bật hàng Thái Lan. Đây không chỉ là niềm hãnh diện của tôi mà còn của cả làng ẩm thực Việt Nam” - ông Tòng tự hào. ...

 Đến “xuất khẩu hồn quê”

Nói về hành trình làm giàu từ việc “xuất khẩu hồn quê”, ông chủ Hải Minh cho rằng phải nghĩ khác, làm khác mới thành công. Đầu tiên là phải xây dựng và khẳng định thương hiệu riêng, không chạy theo hoặc làm na ná người khác. Ngay cả quảng bá sản phẩm, Hải Minh cũng chọn cách khác: Thay vì bỏ tiền tiếp thị, chi phí này được đưa trực tiếp vào sản phẩm để xây dựng chiến lược giá phù hợp, nâng cao chất lượng. Sản phẩm lên kệ, được khách hàng cầm lên đọc thông tin là thành công bước đầu nhưng phải làm sao để họ mua lần này sẽ quay lại tìm mua nữa.

“Không qua trường lớp nào về thực phẩm nhưng càng làm càng đam mê. Thời gian đầu, tôi ngược xuôi khắp nơi tìm nguồn nguyên liệu chính gốc để lưu giữ vị quê trong từng món ăn. Đặc sản vùng nào thì mua nguyên liệu trực tiếp từ vùng đó. Mỗi món đều được chế biến theo công thức riêng để bảo đảm an toàn vệ sinh và tạo đặc trưng riêng. Có nhiều kiến thức không trường lớp nào dạy, mình phải tự tìm tòi, học từ dân gian, từ thực tiễn sản xuất và đôi lúc phải trả giá mới có thể thành công” - ông bộc bạch.

Vẫn hết sức nhanh nhẹn và nhạy bén chuyện làm ăn, ít ai nghĩ ông chủ Hải Minh nay đã bước qua tuổi 55. Ngoài lĩnh vực gia công chế biến thực phẩm, ông Tòng còn kinh doanh bất động sản ở Mỹ, đầu tư phát triển nhà nuôi yến tại TP HCM và TP Bạc Liêu, phát triển các dự án “làng Việt kiều” ở tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi...

Ông Quánh Hưng Tòng kỳ vọng: “Người Việt có mặt khắp 5 châu nên kinh doanh ẩm thực có nhiều cơ hội thành công hơn. Tôi đang tìm đối tác để bán hàng vào châu Phi và Đài Loan. Riêng thị trường cũ, tôi đang hướng tới việc ra mắt một thương hiệu khác để phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp. Ý tưởng đã có, vấn đề là làm sao để khách hàng nhận diện được đó là thương hiệu của Hải Minh”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo