Theo đó, để đáp ứng nhu cầu quặng sắt cho luyện gang, công nghiệp xi măng, xuất khẩu... từ nay đến năm 2020 sẽ tiến hành quy hoạch thăm dò 14 mỏ và vùng mỏ. Khai thác 26 mỏ thuộc địa bàn 9 tỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu về quặng sắt trong đó: Lào Cai 6 mỏ; Yên Bái 4 mỏ; Hà Giang 2 mỏ; Tuyên Quang 2 mỏ; Cao Bằng 3 mỏ; Bắc Kạn 4 mỏ; Thái Nguyên 2 mỏ; Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ.
Công suất khai thác năm 2010 là 9 triệu tấn/năm; giai đoạn 2011-2015 là 14-15 triệu tấn/năm; giai đoạn 2016-2020 là 15-16 triệu tấn/năm.
Vốn đầu tư cho công tác thăm dò (khoảng 60 tỷ đồng), chủ yếu từ nguồn vốn của chủ đầu tư. Vốn đầu tư cho khai thác và tuyển quặng sắt (khoảng 6.900 tỷ đồng) do chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.
Đối với các dự án lớn như mỏ Quý Xa và Thạch Khê, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa khâu khai thác mỏ và luyện kim, có thể hợp tác đầu tư phần mỏ dưới hình thức liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối.
Bình luận (0)