xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị UAE điều tra doanh nghiệp nghi lừa đảo 5 container nông sản của Việt Nam

Văn Duẩn

(NLĐO) - Bộ NN-PTNT đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tại Hà Nội đề nghị hỗ trợ ngăn chặn, điều tra nghi vấn doanh nghiệp nước này lừa đảo nhiều lô hàng gia vị, nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Cụ thể, Bộ NN-PTNT nhận được báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) về các lô hàng tiêu đen, hoa hồi, hạt điều, quế xuất khẩu sang UAE có dấu hiệu gian lận thương mại. Trong đó, 4 lô hàng trị giá gần 400.000 USD đã bị thất lạc sau khi cập cảng Jebel Ali, UAE. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa được trả tiền hàng. Ngoài ra, 1 lô hàng hoa hồi trị giá 126.300 USD dự kiến cập cảng Jebel Ali trong ngày 26-7.

Đề nghị UAE điều tra doanh nghiệp nghi lừa đảo 5 container nông sản của Việt Nam - Ảnh 1.

Bộ NN-PTNT đã gửi công hàm đến Đại sứ quán UAE tại Hà Nội đề nghị hỗ trợ


Vì vậy, Bộ NN-PTNT đề nghị Đại sứ quán UAE trao đổi với cơ quan chức năng sở tại tạm giữ lô hàng này tại cảng; đồng thời tiến hành điều tra 4 lô hàng bị thất lạc để ngăn chặn, xử lý hành vi gian lận thương mại.

Theo VPA, 5 container hàng hồ tiêu, quế, hoa hồi, điều của các doanh nghiệp Việt Nam có tổng trị giá 516.761 USD, đang có dấu hiệu bị lừa đảo tại UAE.

Tóm tắt vụ việc, VPA cho biết các DN ký với khách hàng theo hình thức nhờ thu hộ D/P (tức là bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được ngân hàng người bán giao tới ngân hàng người mua, sau đó người mua tới ngân hàng người mua thanh toán tiền. Sau khi ngân hàng người mua nhận đủ tiền sẽ đồng thời chuyển tiền hàng về ngân hàng người bán và giao phát bộ chứng từ xuất khẩu cho người mua để người mua tiến hành thủ tục nhập khẩu và kéo container ra khỏi cảng nhập).

Các ngân hàng Việt Nam dùng dịch vụ DHL chuyển phát bộ chứng từ gốc tới ngân hàng Ajman Bank và nhân viên ngân hàng Ajman Bank đã xác nhận ký nhận thành công  5 bộ chứng từ.

Tuy nhiên, sau đó không rõ vì lý do gì các bộ chứng từ gốc không còn lưu tại ngân hàng Ajman nên các ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu ngân hàng Ajman thanh toán.

Nhận thấy sự trì hoãn, chây ì từ phía cả ngân hàng và người mua nên các công ty xuất khẩu đã kiểm tra trên hệ thống hãng tàu thì phát hiện cả 4 containers hàng đều đã biến mất khỏi cảng.

Khi phát hiện vụ việc hàng đã được lấy ra khỏi cảng, người mua không liên hệ được và nay công ty cũng đã đóng cửa tại trụ sở đăng ký.

Vì vậy, các công ty đã yêu cầu ngân hàng Việt Nam điện đòi ngân hàng Ajman trả lại bộ chứng từ gốc và liên tục có điện truy vấn, kể cả qua các hình thức khác là email và điện thoại trực tiếp nhưng đến nay ngân hàng này vẫn chưa trả lời và chỉ thông báo là đã chuyển thông tin về trụ sở chính để giải quyết.

Sau khi được DN trình báo sự việc, VPA đã nhanh chóng báo cáo cơ quan chức trách liên quan và đề nghị phối hợp hỗ trợ giúp DN thu hồi được tiền hàng.

Ngày 20-7, VPA tiếp tục có công văn báo cáo các Bộ, Ban, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Nhà nước) về tình hình khẩn cấp của sự việc và đề nghị các cơ quan này hỗ trợ và phối hợp giúp thu hồi được tiền hàng về cho DN đối với 4 lô hàng trị giá gần 400 ngàn USD đã bị lấy ra khỏi cảng; hỗ trợ và khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Dubai để bằng mọi cách chặn người mua/đại diện người mua đã lấy được bộ chứng từ gốc của lô hàng làm thủ tục thông quan và lấy hàng ra khỏi cảng theo lịch hàng đến cảng là ngày 26-7.

Theo VPA, nếu không kịp can thiệp với hãng tàu, với cảng vụ, với cảnh sát Dubai UAE trước ngày 26-7 là ngày hàng cập cảng thì chắc chắn công hàng Hoa Hồi trị giá 126,3 ngàn USD sẽ tiếp tục bị mất trắng như 4 lô hàng trước.

Ngày 21-7, Bộ Công Thương có công hàm gửi Đại sứ quán UAE tại Hà Nội thông báo sự việc và đề nghị Đại sứ quán hợp tác hỗ trợ DN Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại UAE cũng đã liên hệ làm việc với Cảng vụ Dubai để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm lại các lô hàng.

Ngày 24-7, Bộ NN-PTNT gửi công hàm cho Đại sứ quán UAE tại Hà Nội đề nghị hợp tác vì tính chất vụ việc nghiêm trọng.

Ngày 24-7, VPA đã liên hệ làm việc Đại sứ quán UAE tại Việt Nam và liên hệ Ngân hàng Nhà nước để làm việc và đề nghị hỗ trợ.

Qua phản ánh từ các doanh nghiệp, người mua hàng là Công ty Bab Al Rehab Foodstuff Trading LLC (BARFT), có trụ sở tại số 1006. Mai Tower, Al Nahda, Dubai, UAE. Người giao dịch trực tiếp là ông Naeem Chaudhry. Ngân hàng thu hộ người mua: Ajman Bank PJSC.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo