xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Địa phương khó kiểm soát nuôi yến

Lê Trường - Nguyễn Hải - Thốt Nốt - Kỳ Nam

Tại tỉnh Ninh Thuận, theo thống kê chưa đầy đủ của các cơ quan chức năng, hiện có ít nhất 200 nhà nuôi chim yến, tập trung nhiều ở TP Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Phước.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% trong số này có giấy phép xây dựng do thuộc vùng quy hoạch nuôi chim yến.

Nghề nuôi chim yến trong nhà khởi phát ở Ninh Thuận từ khoảng năm 2007. Tuy nhiên, sau sự cố dịch bệnh trên đàn chim yến của Công ty Yến Việt, vào tháng 4-2013, chính quyền tỉnh Ninh Thuận mới "giật mình", tính đến chuyện quy hoạch vùng nuôi. Theo đó, toàn tỉnh có 9 khu vực nuôi chim yến với 3 mức độ ưu tiên.

Ông Phan Hoài Thanh (phường Phước Mỹ, TP Phan Rang - Tháp Chàm) cho biết do nghề nuôi chim yến có từ lâu ở Ninh Thuận, nếu nay đóng cửa nhà yến là gây khó cho người nuôi. "Lỗi một phần là do chính quyền, cơ quan chức năng địa phương. Lúc mới manh nha thì thả nổi, bây giờ cấm đoán sao được" - anh Trần Văn Toàn (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) nhận xét.

Địa phương khó kiểm soát nuôi yến - Ảnh 1.

Nhà nuôi yến quy mô lớn ở Ninh Thuận Ảnh: LÊ TRƯỜNG

Có thể nói chấn chỉnh tình trạng nuôi chim yến tràn lan là việc khó đối với chính quyền và các cơ quan chức năng ở Ninh Thuận. Tại cuộc họp do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 2-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam chỉ đạo đối với các nhà yến xây dựng trong vùng quy hoạch thì được phép hoạt động nhưng phải bảo đảm điều kiện về thú y, âm thanh dẫn dụ. Số nhà yến không nằm trong vùng quy hoạch nhưng có giấy phép xây dựng nhà ở (sau đó tự cải tạo thành nhà yến, hiện đã nuôi chim) thì được tiếp tục nuôi nhưng giao chính quyền địa phương yêu cầu chủ nhà có cam kết không mở rộng thêm, không yêu cầu bồi thường các công trình trên đất khi nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng. Nghiêm cấm tuyệt đối việc xây cất nhà yến mới ngoài vùng quy hoạch.

Với chỉ đạo nói trên của UBND tỉnh Ninh Thuận, số nhà nuôi chim yến của địa phương này vẫn nghiễm nhiên được phép hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là muốn đóng cửa nhà nuôi chim yến quả là rất khó. Chưa kể, theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, hơn 6 tháng qua, từ khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Thuận, không ít nhà nuôi chim yến ngoài vùng quy hoạch ở huyện Ninh Phước vẫn "bình thản mọc lên" trên đất nông nghiệp!

Tại Tiền Giang, ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), thừa nhận địa bàn hiện có khoảng 700 nhà yến nhưng vẫn chưa biết cơ quan nào quản lý vì chưa xác định được đây là vật nuôi hay là động vật hoang dã, cơ quan môi trường hay ngành nông nghiệp quản lý nhà yến.

Ông Phạm Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, cho biết tỉnh có khoảng 300 nhà yến, trong đó thị xã Đồng Xoài chiếm đa số, kế đến là tại các thị trấn, thị xã - tức nuôi trong các khu dân cư là chính nên ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh. Ông Hoàng nhìn nhận do chưa có quy chuẩn về nuôi chim yến nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm có quy định để giải quyết những vấn đề bất cập này.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh. Tỉnh hiện có gần 300 nhà yến, trong đó tập trung nhiều ở TP Quy Nhơn, phần lớn tự phát theo dạng chim ở tầng trên, người sinh hoạt phía dưới.

Tại Bến Tre, ông Trần Quang Thái, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, xác nhận tỉnh có gần cả trăm nhà yến gần khu dân cư. Tuy nhiên, vẫn có thêm nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng nhà yến, gây khó khăn cho cơ quan chức năng vì hoạt động dẫn dụ chim yến chưa được xác định cơ quan, cấp nào có thẩm quyền quản lý.

Bà Nguyễn Thị Thu (khu phố 3, phường Vĩnh Thông, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) cho biết tháng 9 vừa qua, khi hay tin UBND tỉnh này ban hành quy định tạm thời về nuôi chim yến nên nhiều người hy vọng sẽ bớt bị phiền hà về âm thanh dẫn dụ phát ra từ các nhà nuôi. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn hơn chục nhà nuôi yến phát ra âm thanh rất lớn, nhất là từ 17 giờ về đêm.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết công tác quản lý nuôi chim yến hiện gặp không ít khó khăn và cần sự phối hợp giữa các ngành chức năng như xây dựng, thú y, môi trường… Riêng vấn đề về tiếng ồn từ các loa dẫn dụ chim vẫn còn gây bức xúc cho nhiều người dù UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho các địa phương giám sát việc thực hiện quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn theo hướng bảo đảm về điều kiện xây dựng, môi trường, vệ sinh thú y…

Theo đó, các tổ chức, cá nhân nuôi yến ở khu trung tâm xã, phường, thị trấn chỉ có thể sử dụng sóng siêu âm, không được dùng âm thanh dẫn dụ chim để tránh gây tiếng ồn. Các nhà nuôi yến ngoài các khu vực này chỉ được phát âm thanh dẫn dụ từ 6 giờ đến 11 giờ và từ 14 giờ đến 20 giờ với cường độ không vượt quá 70 dDA. Quy định cũng bắt buộc các cơ sở nuôi chim yến phải làm vệ sinh thường xuyên và thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng nhưng không làm ảnh hưởng chất lượng tổ yến theo định kỳ ít nhất 1 lần/tuần. Các loại chất thải từ việc nuôi yến phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng và xử lý bằng một trong các phương pháp như ủ, đốt, chôn lấp… nhằm bảo đảm an toàn trước khi đưa ra môi trường…

"Quy định đã có và cụ thể nhưng cần sự giám sát chặt chẽ của các địa phương chứ Sở NN-PTNT không thể làm nổi" - ông Tâm nhìn nhận.

Số hộ nuôi tăng từng tháng

Thông tin từ Cục Chăn nuôi cho thấy hiện nay, cả nước có 32 tỉnh, thành nuôi chim yến, với tổng số 4.283 nhà yến, nhiều nhất là vùng ĐBSCL, kế đến là Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Gần đây, nhà yến cũng đã xuất hiện tại khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Còn theo giới chuyên môn, số nhà yến trên cả nước phải hơn 10.000. Theo Hiệp hội Yến Sào Việt Nam, tốc độ đầu tư nhà yến hiện phát triển rất nhanh, thay đổi theo từng tháng, tăng hơn 30%/năm. Dự báo, 2 năm tới sẽ có thêm khoảng 3.000 nhà yến. Do đó, các chính sách quản lý nghề nuôi yến cần sớm được ban hành.

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, chủ nhiệm nhóm thực hiện đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam", nhận xét Bộ NN-PTNT chưa có quy định cũng như chế tài đủ mạnh nên hoạt động nuôi yến trong những năm gần đây có dấu hiệu phát triển quá nóng, mang tính tự phát cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức cho người nuôi. Không ít hộ đầu tư nhà nuôi hàng tỉ đồng nhưng không dẫn dụ được chim yến đến làm tổ. Do đó, các địa phương cần phải có quy hoạch vùng nuôi để phát triển đàn bền vững.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo