xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện được tăng giá 7%/lần

Phương Nhung

Quyết định mới cho phép giá điện được điều chỉnh 7%/lần so với mức 5% hiện nay, thời gian điều chỉnh giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu được nâng từ 3 lên 6 tháng

img
Quyết định mới cho phép giá điện được điều chỉnh 7%/lần so với mức 5% hiện nay. ẢNH: TẤN THẠNH
 
Sau quyết định cho phép tăng giá điện 22% đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 69/2013 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Không khác bản chất!

Cụ thể, Quyết định 69 cho phép giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh trong khung giá do Thủ tướng quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 7% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thay cho mức 5% hiện nay. Thời gian điều chỉnh giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu được nâng từ 3 tháng lên 6 tháng.

Bình luận về điểm mới này, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng việc giãn thời gian tăng giá sẽ giúp người dân và doanh nghiệp (DN) kịp thích nghi với mỗi lần điều chỉnh giá, tránh tình trạng “nơm nớp” lo tăng giá; đồng thời, tránh tình trạng các mặt hàng tiêu dùng “ăn theo” giá điện, vài bữa lại lấy lý do tăng do giá điện mà không bao giờ giảm.

Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh, việc giãn khoảng cách điều chỉnh giá điện ngoài hiệu quả tâm lý thì hầu như không có ích lợi gì vì biên độ giá lại được tăng đáng kể. “Hai yếu tố biên độ tăng giá và khoảng cách thời gian tăng giá bù trừ cho nhau thì người dân vẫn không được lợi mà lợi nhuận vẫn thuộc về ngành điện như từ trước đến nay” - ông Doanh nói. TS Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra những thay đổi về điều chỉnh giá điện thời gian qua không nhằm cải thiện giá hay mang lại lợi ích cho người dân vì thực chất ngành điện vẫn độc quyền, tăng giá kiểu gì người dân cũng phải chịu vì không có sự lựa chọn nào khác. “Vấn đề ở đây là phải giám sát việc tăng giá thế nào cho hợp lý, minh bạch để người dân biết, còn việc điều chỉnh tăng giảm biên độ vài phần trăm thì không có ý nghĩa gì với ngành độc quyền” - ông Doanh phân tích.

Bộ Tài chính nên quản lý quỹ bình ổn giá điện

Ngoài ra, quyết định của Thủ tướng cũng mở ra cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá điện và giao các bộ hướng dẫn cụ thể.

Đóng góp cho nội dung này, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng thay vì quỹ nằm ở DN như với xăng dầu thì đối với điện, Bộ Tài chính nên quản quỹ này. Theo đó, nguồn quỹ sẽ được hạch toán vào giá thành, không trích từ giá bán như xăng dầu. Việc đưa quỹ vào giá thành nhằm chống lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và bù đắp cho người nghèo. “Trong trường hợp giá thành cao hơn giá bán, EVN làm sao tính toán cân bằng giá thành, phải chứng minh được giá thành cao hơn giá bán thì mới được sử dụng quỹ. Việc tính toán này sẽ được liên bộ Tài chính - Công Thương giám sát, quản lý, hằng năm kiểm toán sẽ thanh tra việc sử dụng quỹ” - ông Ngãi đề xuất.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nên rút kinh nghiệm từ bài học quỹ bình ổn xăng dầu đã gây nhiều tranh cãi thời gian qua. Đối với điện, quỹ không giao cho DN mà nên để cơ quan quản lý hoặc Kho bạc Nhà nước nắm giữ, nguồn hình thành cũng nên cân nhắc và có sự giải trình hợp lý với người dân, tránh tình trạng nhập nhèm hoặc trích quỹ khi DN không lỗ.

Cần minh bạch về chi phí

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Mức tăng đến năm 2015 đã được Chính phủ khống chế 22% thì không đáng lo ngại lắm về biên độ hay thời gian vì tăng bao nhiêu thì tăng nhưng vẫn phải nằm trong khung giá cho phép. Tuy nhiên, EVN cần công khai, minh bạch với người dân về chi phí, các yếu tố tác động từ bên ngoài đến giá thành điện thì người dân mới chấp nhận”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo