TC Motor đồng tình với một số nội dung được Bộ Tài chính đưa ra như: gia hạn chương trình ưu đãi thuế giai đoạn sau năm 2020 (gọi tắt là chương trình ưu đãi), cho phép doanh nghiệp (DN) được chọn kỳ xét ưu đãi 6 tháng hoặc 12 tháng... Tuy nhiên, còn nhiều rào cản khiến DN khó tiếp cận ưu đãi trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.
Gặp khó trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, doanh nghiệp ôtô mong được hỗ trợ Ảnh: THÙY DƯƠNG
Cụ thể, TC Motor cho rằng tiêu chí sản lượng tối thiểu để được hưởng ưu đãi theo từng nhóm xe không còn phù hợp với sự sụt giảm của thị trường do dịch bệnh. Do đó, TC Motor kiến nghị đối với DN có quy mô đầu tư 3.000 tỉ đồng trở lên, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ sau ngày dự thảo có hiệu lực hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa sản xuất - kinh doanh tại thời điểm dự thảo có hiệu lực, nhà nước cho phép tham gia chương trình ưu đãi mà không cần xem xét tiêu chí sản lượng tối thiểu trong 3 năm đầu tiên.
Ngoài ra, cho phép tổng công ty có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần trên 35% của từng công ty sản xuất, lắp ráp ôtô (công ty nhận vốn góp). Đồng thời, đến ngày cuối cùng của kỳ xét ưu đãi, tổng công ty hoặc một trong số công ty nhận vốn góp đạt điều kiện ưu đãi thì các công ty nhận vốn góp còn lại hoặc tổng công ty không phải đáp ứng điều kiện sản lượng nếu có cùng nhóm xe đạt điều kiện.
Một số DN sản xuất, lắp ráp xe nội đề xuất điều chỉnh giảm điều kiện sản lượng tối thiểu để hưởng ưu đãi với phân khúc xe buýt, xe khách như sau: giảm sản lượng chung tối thiểu từ 360 về 300 chiếc, giảm sản lượng riêng tối thiểu cho một mẫu xe hoặc tổng sản lượng riêng tối thiểu cho 2 mẫu xe từ 200 về 150 chiếc...
Bình luận (0)