Mặc dù đã tăng giá liên tiếp 3 lần chỉ trong tháng 8-2012 với mức tăng tổng cộng 2.650 đồng/lít nhưng thị trường xăng dầu lại đang chịu sức ép của một đợt tăng giá mạnh.
“Phớt lờ” công cụ bình ổn
Chiều 10-9, một số doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu xác nhận đã gửi đề xuất tăng giá bán lẻ lên Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính từ cuối tuần trước do giá bán lẻ hiện đã thấp hơn so với giá cơ sở. Cụ thể, giá xăng A92 thấp hơn khoảng 1.000 đồng/lít; dầu diesel và dầu hỏa thấp hơn 1.300 đồng/lít. Do đó, các DN muốn tăng giá tương đương mức chênh lệch nói trên kể từ ngày 10-9.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), không nói rõ đang lỗ bao nhiêu và đề xuất tăng giá từ thời điểm nào nhưng khẳng định “giá bán lẻ xăng dầu của các DN được tính chung một công thức, đầu vào lại theo giá thế giới nên cơ bản mức lỗ của các DN tương đương nhau”.
Hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang thiết lập đỉnh cao, cho dù giá thế giới lúc này còn thấp hơn gần 10 USD/thùng so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, giá bán lẻ xăng A92 trong nước hiện lên tới 23.650 đồng/lít, cao hơn gần 2.000 đồng/lít so với đầu năm. Trong khi đó, giá dầu thế giới thời điểm đầu năm tới ngưỡng 130 USD/thùng, còn hiện chỉ dao động ở mức trên dưới 120 USD/thùng.
Chưa xử lý xong cây xăng găm hàng
Hiện nay, Cục QLTT đang yêu cầu 33 chi cục QLTT trong cả nước tập trung kiểm tra ngay hợp đồng đại lý bán lẻ, hóa đơn chứng từ xuất nhập xăng dầu; mức chiết khấu của DN từ đầu năm đến hết tháng 8 để xử lý vi phạm. Đồng thời, cục đề xuất lãnh đạo Bộ Công Thương cho phép thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành, phối hợp với Bộ Công an trực tiếp kiểm tra, chậm nhất đến ngày 20-9 sẽ có kết quả.
Trong khi chờ đợi tăng giá, hiện tượng cây xăng đóng cửa, giảm giờ bán hàng có thể sẽ tái diễn như “kịch bản” quen thuộc. Tình hình sẽ căng thẳng hơn do việc xử lý các cây xăng “nghỉ bán” trong đợt tăng giá ngày 28-8 đến nay vẫn chưa kết thúc. |
Bình luận (0)