Cụ thể, trong tháng 6, doanh số bán hàng của toàn ngành đạt 24.365 chiếc các loại, bao gồm 14.179 xe du lịch; 9.137 xe thương mại và 1.049 xe chuyên dụng.
So với tháng trước, doanh số xe du lịch tăng 10%, xe thương mại tăng 1,5% và xe chuyên dụng giảm 20%.
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 17.280 chiếc và 7.085 chiếc, lần lượt tăng 4% và 8% so với tháng trước.
Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 1% so với cùng kỳ, trong đó doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 6% nhưng xe nhập khẩu lại tăng 15%.
Ảnh minh hoạ
Đáng chú ý trong số này, nhà sản xuất Thaco - Trường Hải 6 tháng bán được 47.866 xe, giảm gần 5.300 chiếc, tức khoảng 10% so với cùng kỳ 2016.
Trong khi đó, nhà sản xuất ngoại Toyota sau 6 tháng bán được 29.638 xe, tăng gần 3.800 xe (khoảng 19%) so với cùng kỳ.
Điều này góp phần thu hẹp thị phần tiêu thụ của hai nhà sản xuất lớn nhất hiện nay là Thaco - Trường Hải và Toyota chỉ còn 38,1%-23,6% thay vì mức 43%-20,1% ở cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ Toyota mà nhiều hãng xe có vốn nước ngoài khác cũng cải thiện thị phần trong nửa đầu năm 2017, như GM Việt Nam, Mitsubishi, Mercedes-Benz, Ford, Honda... với doanh số bán xe các hãng này đều tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm doanh số và thị phần của Thaco - Trường Hải khiến không ít người lo ngại, mới đây một đại diện tỉnh Quảng Nam, nơi công ty này đặt đại bản doanh, cho biết tỉnh có nguy cơ hụt thu ngân sách lên đến 3.000 tỉ đồng do lượng ô tô bán ra của Thaco - Trường Hải.
Bình luận (0)