Còn gần nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng quất tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, tưới cây, tỉa cành để chuẩn bị những công đoạn cuối cùng trước khi đưa cây ra thị trường.
Thị trường cây cảnh dịp Tết vài năm trở lại đây có nhiều biến động, nhiều gia đình không còn quá mặn mà với cây quất truyền thống, thay vào đó, nhu cầu của người chơi quất Tết tìm đến cây quất độc lạ và đẹp mắt.
Theo đó, để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, những năm trở lại đây năm nay người trồng quất ở Tứ Liên lại cho ra mắt những tác phẩm bonsai hình dáng đẹp mắt, độc đáo, thu hút khách.
Nhiều tác phẩm quất bonsai "ôm nhà cổ" mang phong cách xưa cách độc đáo, bắt mắt. Với các tiểu cảnh cũng được trang trí cầu kỳ, tỉ mẩn.
Thời điểm này, những cây quất bonsai đã ngả sang màu vàng ươm và sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Các chủ vườn chăm sóc cẩn thận cho vườn cây độc đáo của mình.
Ngoài những chậu quất bonsai, các nhà vườn còn tung ra thị trường những tác phẩm quất bonsai ghép với gỗ lũa đa dạng về kích thước từ mini đến những dòng lớn để ở đại sảnh....
Những năm gần đây, quất gỗ lũa kết hợp với cây quất truyền thống tạo ra một điều khác biệt, từ hình gỗ tới dáng quất được phối kết hợp hài hòa đẹp mắt được săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Để tạo ra một cây quất ghép gỗ lũa có thế đẹp, nghệ nhân thường mất khoảng 4 tuần uốn nắn theo quá trình phát triển của cây, để có được thế đẹp, độc, lạ và để đến người chơi phải chăm sóc từ 2 - 3 năm.
Được biết, khâu quan trọng nhất là chọn hình gỗ hợp với dáng cây, sao cho gỗ ghép với quất làm lên giá trị của cây.
Những chậu quất bonsai hay quất ghép gỗ lũa với đa dạng mẫu mã có giá bán từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào từng thế cây hút khách dịp Tết.
Bình luận (0)